Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh & Các xét nghiệm

0
1193
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ

Thời điểm mang thai ở phụ nữ là giai đoạn rất nhạy cảm. Nó là quãng thời gian khó khăn, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và áp lực tâm lý. Và nếu không may, phụ nữ nào đang mang thai mà mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì thực sự là điều lo lắng.

Nhưng có nhiều người cho rằng đây không hẳn là một căn bệnh mà chỉ là một tình trạng tạm thời, sau khi sinh là có thể khỏi. Vậy để giúp cho thai phụ hiểu rõ, tiểu đường thai kỳ là gì?, hiểu tiểu đường thai kỳ như thế nào là đúng,…Diatarin sẽ chia sẻ đến các bạn thông qua bài viết này.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh gặp ở phụ nữ mang thai tuần đầu tiên với nguyên nhân là rối loạn dung nạp đường huyết ở bất cứ mức độ nào.

Và những nguy cơ dành cho mẹ và bé sẽ có xu hướng tăng lên so với người bình thường còn thấp hơn so với người có tiền sử đái tháo đường trong khi đang mang thai.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người già, tuổi cao.
  • Có tiền sử đái tháo đường hoặc có người thân bị đái tháo đường.
  • Sinh con mà con thai to: trên 4kg.
  • Tiền sử bất thường về sinh sản: thai chết lưu, sinh non, sảy thai nhiều lần,…

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ rất khó để nhận biết vì nó không biểu hiện trên lâm sàng. Vì vậy, để an toàn cho mẹ và bé, thai phụ cần phải kiểm tra định kỳ, làm các xét nghiệm đường huyết thường xuyên để tránh trường hợp phát hiện bệnh quá muộn.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Tính đến nay, nguyên nhân tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu đưa ra rằng khi mang thai, các hormone: Prolactin, Estrogen, Progesterone do nhau thai tiết ra có chức năng kháng Insulin. Do đó, khi nồng độ các chất này tăng cao trong cơ thể thì nguy cơ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ càng cao.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Mục tiêu đường huyết ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ được phân chia như sau:

  • Đường huyết lúc đói: bằng hoặc thấp hơn 5,3 mmol/l.
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ: Thường bằng hoặc thấp hơn 7,8 mmol/l.
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ: Nhỏ hơn hoặc bằng 6,7 mmol/l.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Đái tháo đường thai kỳ gây nguy hiểm trên cả bé và mẹ. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên thai phụ và thai nhi được nêu chi tiết sau đây:

Một số ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
Một số ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng trên người mẹ

Người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có những biến chứng như: tăng huyết áp, đa ối, thai to hơn làm tăng nguy cơ phải sinh mổ thậm chí tỷ lệ băng huyết cũng cao hơn.

Về lâu dài, bệnh tình nặng hơn có thể tiến triển thành đái tháo đường typ 2, đồng thời xuất hiện những tai biến như:

  • Tăng huyết áp

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ bị huyết áp cao, từ đó kéo theo tình trạng: tiền sản giật, suy gan, tai biến mạch máu não…Và theo nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật khi mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn hẳn so với phụ nữ không bị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Do đó, trong những lần khám thai định kỳ, việc đo huyết áp là một trong những việc làm cần thiết.

  • Sinh non

Nguyên nhân dẫn đến việc sinh non khi người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ đó là: đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao gây tiền sản giật,…

Và tình trạng sinh non ở người mẹ đang mắc bệnh tiểu đường cao hơn ở phụ nữ mang thai bình thường.

  • Đa ối

Nước ối sẽ xuất hiện vào tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Việc nước ối gia tăng sẽ gây ra hiện tượng sinh non.

  • Sẩy thai và thai lưu

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể sảy thai liên tiếp nhiều lần. Đối với nhóm này, cần phải xét nghiệm chỉ số đường huyết thường xuyên.

  • Nhiễm khuẩn niệu

Nhiễm khuẩn niệu thường không biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, có thể phòng bằng cách kiểm tra nồng độ glucose huyết tương để luôn giữ ổn định ở trạng thái cân bằng.

Nếu như glucose huyết tương bị rối loạn, sẽ gây ra hậu quả viêm đài bể thận, rồi kéo theo sinh non, nhiễm ceton,…

  • Ảnh hưởng về lâu dài

Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng ở giai đoạn mang thai mà nó còn bám lấy cả người mẹ và thai nhi sau sinh.

Về lâu dài, đái tháo đường thai kỳ sẽ biến chứng nặng hơn thành đái tháo đường typ 2. Hơn nữa, trong những lần mang thai tiếp, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ lặp lại cao hơn và cơ thể họ trở nên béo phì, thừa cân.

Ảnh hưởng với thai nhi

Điều đầu tiên nhận thấy được khi đái tháo đường ảnh hưởng đến người con đó là: dị tật thai nhi. Thai nhi tăng trưởng một cách quá mức so với tuổi thai bình thường hoặc là gây suy dinh dưỡng rất nặng. Từ đó, tăng tỷ lệ thai chết lưu trong bụng mẹ.

  • Tăng trưởng quá mức và thai to

Trong thời kỳ mang thai, cơ chế sử dụng insulin của cơ thể bị thay đổi. Khi mang thai, cơ thể tự đề kháng với insulin, làm cho thai nhi có nhiều glucose hơn và từ đó, thai phát triển đáng kể.

  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ trẻ em bị hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa khi thai kỳ bị đái tháo đường khá cao. Nguyên nhân ở việc gan bị suy yếu, kém đáp ứng glucagon.

  • Suy hô hấp tăng cao

Khi em bé sinh ra, nguy cơ suy hô hấp tăng cao do thiếu chất Surfactant trong phổi. Tình trạng suy hô hấp này khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

  • Vàng da
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi sau này
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi sau này

Thai nhi được sinh ra tăng nguy cơ vàng da do tăng sinh chất Bilirubin trong máu và hạ đường huyết sau sinh.

  • Ảnh hưởng lâu dài

Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi ở trong bụng và còn có thể đến lúc trưởng thành.

Ngay sau khi sinh thì bé có nguy cơ về suy hô hấp cấp, hạ đường huyết, hạ Canxi máu bẩm sinh và vàng da.

Ngoài ra, những nguy cơ kéo dài suốt cuộc đời của bé cũng có đó là: rối loạn chuyển hóa trong tương lai và tiến triển bệnh lý thành đái tháo đường tuyp 2.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Nguyên tắc phải tuân thủ đầu tiên là ăn uống lành mạnh, cơ bản.

Ăn chất đạm trong mỗi bữa ăn, có đầy đủ rau, hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chứa đến tối đa 30% lượng chất béo trong mỗi bữa ăn. Hạn chế dùng những thực phẩm đã chế biến sẵn.

Để ý đến khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều.

Nếu xây dựng được cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học thì bạn dễ dàng kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lý mà không cần dùng đến thuốc.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cần có đủ sự có mặt của các chất: đạm, hỗn hợp chất bột đường và chất béo.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống đối với người tiểu đường rất phức tạp, nếu bạn được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ thì cần gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được kế hoạch ăn uống lành mạnh cho cả mẹ và bé.

Mục tiêu cần hướng tới trong các bữa ăn là xoay quanh chất đạm, nhiều thực phẩm tươi sống và giới hạn lượng bột, đường hay thực phẩm chế biến sẵn.

Một công thức được xây dựng và đưa ra bởi hiệp hội tiểu đường:

Một bữa ăn bao gồm:

  • 25% đạm
  • 25% tinh bột
  • 50% thực phẩm không chứa tinh bột: rau, salad.

Một vài thực phẩm gợi ý được cho là rất tốt cho mẹ bầu bị đái tháo đường:

  • Trứng hoặc lòng trắng trứng.
  • Quả mọng, hoa quả tươi, sạch.
  • Cá nướng, rau luộc.
  • Nước uống phù hợp cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ
  • Nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước khoáng.

Bệnh tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, thì người bệnh cần phải tránh ăn những thực phẩm sau để không làm bệnh tình nặng hơn:

Tiểu đường thai kỳ nên ăn kiêng gì?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn kiêng gì?
  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều đường.
  • Đồ ăn nhanh, thức uống có cồn.
  • Thực phẩm chiên nhiều qua dầu mỡ, nhiều tinh bột: khoai tây, gạo trắng,…
  • Nước ngọt, kẹo ngọt.

Mặt khác, nếu bạn có thắc mắc về đồ ăn mình đang dùng có đúng chuẩn không thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn nên ăn gì, kiêng gì.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ được điều trị dựa theo lượng đường trong máu ở cơ thể người bệnh.

Một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ có thể điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp như: ăn kiếng, rèn luyện thể dục thể thao.

Khi mà kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống hay vận động mà không đạt được mục tiêu thì lúc này mới dùng đến thuốc.

Và thuốc được Bộ Y tế chỉ khuyến cáo sử dụng Insulin là thuốc tốt nhất để điều trị tiểu đường thai kỳ mà vẫn an toàn cho mẹ và bé.

Một vài lời khuyên dưới đây bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng bệnh lý tốt hơn:

Luyện tập thể dục đều đặn, không tập những gì cường độ cao hay nhiều hoạt động cùng lúc. Tập thể dục thường xuyên nhằm duy trì đường huyết ổn định.

Ăn 2 giờ một lần – để điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuyệt đối không được bỏ bữa.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt, nhất là xét nghiệm sàng lọc. Có thể ở ngay từ lần khám thai đầu tiên là có thể xét nghiệm sàng lọc.

Có 2 cách xét nghiệm tiểu đường dành cho phụ nữ mang thai mà mọi người có thể tham khảo và thực hiện:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Loại 1: Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói

Với loại xét nghiệm này, thai phụ được chỉ định uống 50g Glucose trong vòng 5 phút. Sau 1 giờ, chích máu ở ngón tay để xét nghiệm sự chuyển hóa đường huyết của cơ thể. Sau đó, có thể làm thêm một xét nghiệm nữa là dung nạp Glucose để có được kết quả chính xác nhất.

  • Loại 2: Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28

Cách thức xét nghiệm ở loại này là phụ nữ nhịn ăn từ 10-14 giờ và được làm vào buổi sáng. Tiếp đó, xét nghiệm đường huyết bệnh nhân vào lúc đói và uống 75g Glucose trong vòng 5 phút.

Sau đó, định lượng đường huyết sau lần lượt 1 giờ, 2 giờ khi bệnh nhân uống nước đường xong. Kết quả cho dương tính, kết luận được thai phụ bị tiểu đường và cần có phác đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết HbA1c là gì? Ý nghĩa, Ưu điểm, Yếu tố ảnh hưởng

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản. Do vậy mà thai phụ cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.

Duy trì được lượng đường huyết ổn định

Đây là cách khá tốt trong việc phòng tránh tiểu đường. Ngoài ra, cần chú ý đến yếu tố thể trạng: tránh bị béo phì, hay tiền sử ở những lần mang thai hoặc gia đình có người bị tiểu đường.

Giữ thói quen vận động

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ bằng thói quen luyện tập thể dục
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ bằng thói quen luyện tập thể dục

Chăm chỉ và hình thành thói quen rèn luyện, vận động thân thể là cách để chống lại đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, ăn những thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng theo như chỉ định.

Giảm cân trước khi mang thai, tránh để rơi vào tình trạng béo phì.

Nên khám định kỳ, thường xuyên và gặp gỡ bác sĩ điều trị để giải đáp thắc mắc.

Những thai phụ bị đái tháo đường sau sinh cần lưu ý những gì?

Đối với sản phụ sau sinh thì được khuyến cáo cho con bú ngay. Vì đây là phương pháp tốt để giảm lượng đường huyết trong máu.

Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi sát sao lượng đường huyết trong cơ thể thông qua bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ: Phác đồ, các cách hỗ trợ và lưu ý

Kiến thức tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu và Các biện pháp phòng ngừa
Bài viết
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu và Các biện pháp phòng ngừa
Mô tả
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3 - 7% tổng số phụ nữ mang thai. Tiểu đường thai kỳ khó nhận biết trên lâm sàng nên cần các xét nghiệm để nhận phát hiện.
Tác giả
Thương hiệu
Diatarin
Logo nhà xuất bản
Bài trước[Đánh giá] Top 8 loại sữa phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Bài tiếp theoBệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường