Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

0
1051
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu tuýp 2 đường đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thường được phát hiện khá muộn và có thể để lại biến chứng khá nghiêm trọng. Vật bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Diatarin làm rõ các vấn đề trên để có cách phòng tránh và chữa trị bệnh tốt nhất nhé!

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh âm thầm và rất khó để phát hiện ra do những triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh chưa rõ rệt. Bệnh tiểu đường được chia thành rất nhiều loại như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ và một số loại khác. Trong đó, theo thống kê, bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chức năng của insulin, có nghĩa là trong máu của người bị bệnh luôn có chỉ số đường huyết cao do insulin hoạt động không đúng cách hay thiếu tác dụng của insulin.

Bình thường cơ thể sẽ phân huỷ tinh bột thành glucose, sau đó tuyến tuỵ sẽ sản sinh ra insulin để giúp glucose đi từ máu vào các tế bào để giúp bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì lượng insulin được sản sinh ra để giúp lưu thông glucose gặp rối loạn khiến cho lượng đường trong máu cao lên. Đây còn được gọi là hiện tượng kháng insulin.

Những biến chứng có thể do bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra

Biến chứng của tiểu đường tuýp 2
Biến chứng của tiểu đường tuýp 2

Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm có ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể như tổn thương đến hệ thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường), một số vấn đề về mắt như bệnh võng mạc tiểu đường và một số bệnh khác như bệnh tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ vữa động mạch,…

Những biến chứng này đều rất nguy hiểm, do đó chúng ta cần phát hiện ra bệnh sớm để có phương pháp điều trị chứ không nên để bệnh trở nặng mới tìm cách chữa trị.

Xem thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân

Biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không quá rõ rệt và khiến cho người bệnh có tâm lý chủ quan, không ý thức được bản thân có khả năng mắc bệnh nên bỏ qua giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất. Sau đây là một số triệu chứng mà chúng tôi thu thập được về bệnh tiểu đường tuýp 2 mà các bạn có thể tham khảo:

Các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2
Các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2
  • Liên tục cảm thấy khát nước và thường xuyên tiểu tiện

Lượng đường dư thừa trong máu không được insulin chuyển hoá sẽ tích tụ trong nước tiểu do thận không thể hấp thụ hết được lượng đường thừa thãi trong cơ thể của bạn và dẫn đến các mô bị mất nước, kéo theo đòi hỏi bạn phải nạp thêm nước cho cơ thể. Uống nhiều nước dẫn đến số lượng tiểu tiện trong ngày của bạn cũng tăng cao.

Triệu chứng này cũng là triệu chứng phổ biến nhất ở người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Mắt nhìn mọi vật không rõ nét và có dấu hiệu mờ dần

Glucose là nguồn năng lượng phổ biến trong cơ thể, rất nhiều cơ quan trong cơ thể cần sự thẩm thấu của glucose. Khi lượng đường trong máu vượt quá chỉ số cho phép thì nó sẽ theo máu được vận chuyển tới tròng mắt dẫn đến có sự thay đổi trong khả năng khúc xạ của mắt, dẫn đến khả năng tập trung của mắt bị suy giảm. Từ đó mắt của người bệnh sẽ mờ dần, mọi vật trở nên không còn rõ nét như trước gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như hoang mang về tinh thần đến người bệnh.

  • Thường xuyên cảm thấy thèm ăn

Mặc dù lượng đường trong máu bạn tăng cao nhưng lượng insulin phân bổ cho cơ thể lại bị mất cân bằng nên lượng đường được phân bổ trực tiếp đến các tế bào và cơ làm cho cơ thể dễ mất năng lượng hơn, từ đó đòi hỏi cơ thể phải nạp thêm thực phẩm để bổ sung phần năng lượng bị thiếu hụt.

  • Thường xuyên cảm thấy người mệt mỏi, không có sức

Cơ thể phải thường xuyên làm việc do nhu cầu đi tiểu tăng cao cũng như cơ thể dễ dàng mất sức do sự tiêu hao năng lượng nhanh hơn so với bình thường.

Không những thế lượng đường cao trong máu cũng dễ dàng làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.

  • Cân nặng bị giảm đột ngột

Tuyến tuỵ sản sinh ra insulin để giúp cơ thể điều hoà lượng đường trong máu, kích thích quá trình đồng hoá của cơ thể để bảo toàn hệ cơ và mỡ trong cơ thể bạn. Nếu lượng đường trong máu tăng cao và lượng insulin sinh ra không đủ để điều hoà lượng đường này thì sự cân bằng của hệ cơ và mỡ bị phá vỡ, dẫn đến hiện tượng giảm cân nặng đột ngột.

  • Các vết bầm thường khó hết hay các vết thương lâu lành hơn so với bình thường.
  • Chân tay cảm giác thi thoảng bị mất sức và cảm giác bị nhói đau.
  • Rối loạn về chức năng tình dục.

Những triệu chứng bệnh trên đều không rõ ràng và có thể nhầm lẫn đến những bệnh nhẹ khác có cùng triệu chứng. Do đó nếu gặp phải những triệu chứng như trên thì các bạn không nên coi thường mà bỏ qua. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiếp nhận sự điều trị của những bác sĩ có chuyên môn.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lượng đường trong máu tăng cao của tiểu đường tuýp 2. Nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh này:

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Do di truyền

Chức năng của tuyến tuỵ là tiết insulin để giúp cơ thể điều hoà lượng đường. Tuy nhiên nếu có vấn đề về gen di truyền làm cho chứng năng của tuyến tuỵ bị suy giảm thì khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.

  • Do sự tác động của môi trường

Tác động của môi trường chủ yếu là do sự lười vận động của bệnh nhân gây ra sự gia tăng về hấp thụ chất béo của cơ thể khiến cho năng lượng được hấp thụ trong cơ thể không được chuyển hoá hết gây ra sự mất cân bằng lượng đường trong máu.

  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh

Cơ thể chỉ cần lượng glucose nhất định để bổ sung năng lượng, tuy nhiên chế độ ăn uống quá nhiều đường, thừa chất có thể khiến cơ thể chưa kịp sản sinh ra insulin chuyển hoá hết lượng đường mà bạn nạp vào. Từ đó nâng cao khả năng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu của một người được xác định vào 2 khoảng thời gian chính là đường huyết lúc đói có chỉ số ≥126 mg/dl và đường huyết ngẫu nhiên có chỉ số ≥200 mg/dl. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để xác định xem bệnh nhân có bị thừa đường huyết trong máu hay không và từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh.

  • Chỉ số HbA1c

Chỉ số HbA1c là chỉ số thể hiện lượng đường huyết trung bình có trong máu của bạn từ 1-2 tháng trước. Giá trị này cũng góp phần giúp các bác sĩ đánh giá và đưa ra chẩn đoán bệnh. Nếu chỉ số HbA1c ≥6,5% thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 không chỉ là dùng thuốc điều trị là có thể giúp bệnh tình thuyên giảm mà người bệnh cần kết hợp cả những cách chăm sóc sức khoẻ khác để nâng cao sức khoẻ của bản thân, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Cải thiện chế độ ăn uống

Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống bổ sung năng lượng nhưng không được bổ sung quá dư thừa, đặc biệt là lượng đường.

Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn kiêng của bản thân để giúp cơ thể bổ sung năng lượng được đầy đủ và hợp lý nhất.

Xem thêm: [Chia sẻ] Chế độ ăn uống phù hợp với các bệnh nhân tiểu đường

  • Tăng cường vận động

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên có chế độ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để vừa có thể đốt cháy phần năng lượng thừa trong cơ thể vừa có thể nâng cao thêm sức khoẻ của bản thân.

  • Kết hợp với với điều trị bệnh bằng thuốc

Kết hợp với những liệu pháp tự nhiên như cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên thì bệnh nhân có thể khống chế lượng đường trong máu bằng cách sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc kết hợp điều trị bằng insulin.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể xảy ra ở trẻ em hay không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không những có thể xảy ra ở độ tuổi người trường thành mà có thể xảy ra đối với cả trẻ em. Và tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng một cách đáng báo động.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và dưới đây là một số nguyên nhân chính

  • Yếu tố gen di truyền

Trẻ em có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu như chúng được sinh ra từ bà mẹ có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong lúc mang thai hay nếu trong gia đình bé có người thân bị mắc bệnh này thì khả năng bị di truyền lại cũng có thể xảy ra.

  • Yếu tố cân nặng

Trẻ sơ sinh đủ tháng có cân nặng dao động từ 3,2kg đến 3,8 kg. Nếu trẻ em sinh ra có cân  vượt quá ngưỡng này có thể dẫn tới tình trạng thừa cân và gây ra nhiều bệnh bẩm sinh cho trẻ nhỏ.

Ngoài hai yếu tố được nêu trên thì cũng có rất nhiều lý do khiến trẻ nhỏ mắc căn bệnh này như thói quen ăn uống cũng như vận động của trẻ.

Nếu con bạn có những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thì bạn cũng không cần quá lo lắng mà hãy đến thăm khám tại các bệnh viện hay phòng khám để nhận được sự điều trị từ bác sĩ.

Một số lời khuyên dành cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn cho phù hợp, thì chúng ta cũng cần phải kiêng một số loại thực phẩm có thể làm mất đi tác dụng của việc điều trị hay làm tình hình bệnh đi theo chiều hướng xấu

  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo như bơ thực vật, mỡ hay thực phẩm có chứa chất béo bão hoà, chất béo có dạng trans,…
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu,… hay thịt được chế biến sẵn.
  • Một số loại hải sản như nghêu sò, tôm cua,…
  • Một số thực phẩm chiên sẵn như snack hay đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Các loại bánh do chúng được làm từ bột và có hàm lượng tinh bột khá cao.
  • Kiêng thức ăn mặn.
  • Sản phẩm sữa nhưng có hàm lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 nên sử dụng sản phẩm có tác dụng điều hoà đường huyết. Sản phẩm Diatarin có tác dụng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường giúp tránh những biến chứng sau này. Diatarin được ứng dụng công nghệ hướng đích hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Diatarin hỗ trợ điều trị cho người mắc tiểu đường tuýp 2
Diatarin hỗ trợ điều trị cho người mắc tiểu đường tuýp 2

Thành phần chính của Diatarin là hệ hướng đích [GA (Berberin – Curcumin)] (hệ chứa Berberin và Curcumin gắn phân tử Glycyrrhizic acid hướng đích vào gan) được bào chế hạt kích thước nano từ 50-70nm. Berberin là một polyphenol chiết xuất từ cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum) nguồn gốc Việt Nam, đã có lịch sử hàng trăm năm điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Berberin được đánh giá khi hấp thu vào máu sẽ gây tác dụng giảm đường huyết, giảm các lipid máu xấu và chống oxy hóa.

Ngoài ra các thành phần khác trong Diatarin như Rutin và Quercetin hỗ trợ chống các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Cả Quecertin và Rutin đều được khuyến cáo cho bệnh đái tháo đường, làm giảm các biến chứng mạch máu lớn như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, biến chứng bàn chân và các biến chứng mạch máu nhỏ như biến chứng võng mạc, cầu thận, mạch máu dây thần kinh.

Kiến thức tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Bài viết
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Mô tả
Bệnh tiểu đường tuýp 2 đang có dấu hiệu da tăng tại Việt Nam. Vì vậy, phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 tránh những biến chứng nặng là việc cấp thiết.
Tác giả
Thương hiệu
Diatarin
Logo nhà xuất bản
Bài trướcTiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh & Các xét nghiệm
Bài tiếp theoChỉ số đường huyết HbA1c là gì? Ý nghĩa, Ưu điểm, Yếu tố ảnh hưởng
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường