[GIẢI ĐÁP] Bệnh tiểu đường có lây không? Các cách phòng bệnh

0
686
Bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh tiểu đường có lây không?

Hiện nay do sự phát triển của xã hội cũng như kinh tế làm cho tỷ lệ mắc một số bệnh tăng lên đáng kể. Một trong số đó phải kể đến tiểu đường.

Không chỉ có người lớn tuổi mà bệnh này có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau ngay cả trẻ nhỏ, mọi người vẫn thường thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không? Truyền qua đường nào? Bài viết dưới đây Diatarin sẽ giúp giải đáp tất cả thắc mắc trên của mọi người.

Một số thông tin về bệnh

Bệnh tiểu đường theo như tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa thì đây là một căn bệnh mãn tính do nguyên nhân chính là insulin – một hormon quan trọng giúp cân bằng đường huyết của cơ thể. Có 2 loại tiểu đường cần biết đó là tiểu đường do lượng insulin trong cơ thể giảm ít hơn lượng cần thiết, còn lại là do chất lượng insulin thấp. Khi bị mắc một trong 2 nguyên nhân trên lượng đường trong máu sẽ không đi được vào trong các mô, không được dự trữ trong gan bên cạnh đó đường huyết luôn ở mức cao làm cho cơ thể phải đào thải bới đường bằng đường tiểu.

Từ lâu tiểu đường được đặt cho một cái tên vô cùng đáng sợ đó là “ kẻ giết người thầm lặng” chính là do sự biểu hiện bệnh ít và một khi đã có dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Một trong các biến chứng thường gặp đó là suy giảm thị lực, xương khớp đau nhức, tim yếu,… Căn bệnh này là một nguyên nhân làm cho nhiều người tử vong và số người tử vong đều tăng lên theo từng ngày.

Bệnh tiểu đường có lây hay không?

Theo các chuyên gia y tế tiểu đường là một căn bệnh mà nguyên nhân là do yếu tố nội tiết bên trong cơ thể gây nên vì vậy bệnh tiểu đường không lây truyền. Bệnh cũng không do vi khuẩn virut hay nấm gây nên vì thế cũng không có khả năng lây lan hay truyền từ người sang người. Tuy nhiên lưu ý nếu có thành viên trong gia đình mắc tiểu đường như anh, chị, bố mẹ thì có khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng này. Một số lý giải từ nghiên cứu:

  • Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền, một nghiên cứu từ đại học Harvard đã chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của con cái dựa vào bố mẹ như sau. Nếu bố mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 1 (nguyên nhân do giảm chất lượng insulin) thì con cái sẽ có tỷ lệ từ 4-10% mắc bệnh tuỳ thuộc xem bố hay mẹ mắc bệnh. Tỷ lệ này cao hơn nếu như bố mẹ mắc tuýp 2 (giảm số lượng insulin) nếu như dưới 50 tuổi bố hoặc mẹ phát hiện mắc bệnh thì con cái có tỷ lệ khoảng 14% bị phải. Còn nếu trên 50 tuổi tỷ lên này sẽ giảm xuống còn 7.7%. Lưu ý nếu cả bố và mẹ đều bị thì tỷ lệ có thể lên đến rất cao 50% con cái sẽ mắc bệnh này.
  • Tiểu đường tuýp 2 nguyên nhân chủ yếu do thói quen sống và chế độ dinh dưỡng gây nên vì vậy tỷ lệ cao là do các thành viên trong gia đình đều có thói quen sống khá giống nhau. Chính vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của bệnh cần phải thực hiện một thói quen sống chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và an toàn.
  • Stress cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi bạn căng thẳng cơ thể sẽ kích thích các kháng insulin làm cho bạn thèm đồ ngọt tuy nhiên lượng đường trong đồ ngọt này không chuyển hoá thành năng lượng dự trữ dẫn đến tình trạng béo phì và gây tiểu đường tuýp 2.

Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tiểu đường lây qua đường nước bọt?

Tiểu đường không lây qua đường nước bọt
Tiểu đường không lây qua đường nước bọt

Như đã nói trên bệnh không phải do virut vi khuẩn hay nấm gây ra vì vậy không có khả năng lây lan từ người sang người. Chính vì vậy bạn có thể thoải mái chăm sóc, sống chung với người bệnh mà không phải lo mình có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Tiểu đường lây qua đường tình dục?

Như đã giải thích ở trên thì câu trả lời là không. Nếu vợ hoặc chồng mắc tiểu đường thì không cần sử dụng biện pháp quan hệ an toàn nếu không thật sự cần thiết. Tuy nhiên khi mắc tiểu đường đàn ông sẽ thường bị biến chứng như rối loạn cương dương, giảm sinh lý còn phụ nữ dễ bị khô hạn, giảm ham muốn.

Tiểu đường lây qua đường máu?

Nhiều người cho rằng khi mắc tiểu đường thì máu của người bị sẽ không được truyền cho người khác. Tuy nhiên nếu bạn có cơ thể khoẻ mạnh, lượng hoocmon insulin được giữ ở mức cân đối thì ngay cả khi truyền máu của người mắc tiểu đường thì bạn cũng hoàn toàn không sao vì vậy không phải lo lắng về bệnh khi có tiếp xúc với máu người bệnh.

Tiểu đường lâu qua đường ăn uống?

Tất nhiên là không, giải thích giống như phần trên. Tuy nhiên dù cho không lây lan từ người sang người nhưng tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Khi vợ hoặc chồng mắc tiểu đường rất có thể người còn lại cũng sẽ bị do chế độ ăn uống, sinh hoạt của 2 người khá giống nhau. Chính do vậy mỗi cá nhân cần phải ý thức bảo vệ sức khoẻ của cá nhân, tăng cường tập thể dục để tránh bị bệnh.

Tiểu đường có lây qua đường ăn uống?
Tiểu đường có lây qua đường ăn uống?

Tiểu đường có liên quan đến yếu tố gia đình?

Do nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là không giống nhau nên khả năng di truyền và tỷ lệ mắc bệnh của con cái cũng khác nhau. Dưới đây là tỷ lệ mắc bệnh đã được thống kê và tính toán kỹ lưỡng:

  • Tuýp 1. Nếu trong gia đình người bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng con cái bị bệnh sẽ rơi vào 1/17 tức nếu sinh 17 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh. Còn đối với phụ nữ tỷ lệ là 1/25 nếu người mẹ bị bệnh và sinh có trước 25 tuổi, còn nếu sinh con sau 25 tuổi tỷ lệ mắc bệnh chỉ còn là 1/100. Đặc biệt nếu như bố mẹ trước 11 tuổi đã mắc bệnh này thì tỷ lệ sẽ gia tăng có thể gấp 2 lần. Theo nghiên cứu các nước xứ ôn đới và 2 vùng cực có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vùng nhiệt đới.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rõ tiểu đừơng tuýp 2 mang tính gia đình. Nguyên nhân do con cái thường có thói quen giống như bố mẹ, đặc biệt là các thói quen xấu như lười vận động, ăn nhiều đồ giàu mỡ, nhiều đường. Và bên cạnh đó gen di truyền cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh trước 50 tuổi thì tỷ lên sẽ là 1/7 còn sau 50 tuổi thì sẽ giảm còn 1/13. Đặc biệt khi cả 2 bố và mẹ đều bị bệnh khả năng con họ mắc bệnh cũng rất cao lên đến 50%.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh

Hiện nay nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1 chưa được tìm thấy vì vậy rất khó để chữa trị cũng như kìm hãm sự phát triển của bệnh. Một số các nhà nghiên cứu cho rằng nếu trẻ em sinh ra được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì tỷ lệ bị bệnh sẽ rất thấp ngoài ra việc xét nghiệm chuẩn đoán bệnh từ sớm cũng có thể hạn chế sự nguy hiểm của bệnh này.

Tiểu đường tuýp 2 khác so với tuýp 1 hoàn toàn có thể phòng tránh ngăn chặn bằng nhiều cách như tăng cường vận động, phòng tránh béo phì,… Khoảng thời gian trước bệnh chỉ xuất hiện ở người già tuy nhiên do sự phát triển kinh tế làm nhiều thanh niên lười vận đồng, ăn nhiều đồ giàu mỡ gây đái tháo đường.

Dưới đây là một số cách phòng tránh đái tháo đường:

Tăng cường tập thể dục để phòng tránh bệnh tiểu đường
Tăng cường tập thể dục để phòng tránh bệnh tiểu đường
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên sử dụng sản phẩm giàu chất xơ, ít béo, loại ngũ cốc, sữa, protein nạc,…
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, nước có ga,.. để bảo vệ sức khoẻ.
  • Tăng cường luyện tập: tập thể dục mỗi ngày như chạy bộ, nhảy dây,… nâng cao sức khoẻ thể lực phòng tránh đái tháo đường.

Xem thêm: Thực phẩm cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn và kiêng ăn gì?

Kiến thức tiểu đường
[GIẢI ĐÁP] Bệnh tiểu đường có lây không? Các cách phòng bệnh
Bài viết
[GIẢI ĐÁP] Bệnh tiểu đường có lây không? Các cách phòng bệnh
Mô tả
Bệnh tiểu đường có lây không? là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bài viết này giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc xung quanh câu hỏi trên.
Tác giả
Thương hiệu
Diatarin
Logo nhà xuất bản
Bài trướcThực phẩm cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn và kiêng ăn gì?
Bài tiếp theo[Tổng hợp] Các loại đường dành cho người bệnh đái tháo đường tốt nhất
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường