10+ Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở các giai đoạn bệnh khác nhau

0
1674
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu và được xem như “kẻ giết người thầm lặng” hàng đầu khi 85% người phát hiện bệnh này khi đã có những biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tình trạng xấu cho cả tính mạng.

Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm, hơn nữa các biểu hiện cũng hết sức bình thường và khó nhận ra nếu không chú ý khiến cho việc nhận biết khả năng mắc bệnh trở nên khó khăn.

Vì vậy việc hiểu rõ và nắm bắt được các triệu chứng bệnh tiểu đường là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Bài viết sau đây Diatarin xin được cung cấp cho bạn đọc những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì? 

Khi bạn ăn thức ăn, thức ăn được đưa vào cơ thể từ đó chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể. Và chất có vai trò chuyển hóa đường (glucose) thành glycogen dự trữ nuôi cơ thể ở đây là insulin.

Khi insulin thiếu hụt có thể do việc sản xuất không đủ hoặc do tình trạng rối loạn tiết insulin, kháng insulin mà từ đó đường không được chuyển hóa. Lượng đường bị tích tụ trong máu thay vì đến các tế bào để nuôi dưỡng tế bào dần dần cao lên gây ra bệnh tiểu đường.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng như việc tạo ra năng lượng làm gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho toàn cơ thể đặc biệt thận, tim, thần kinh và mắt.

Như vậy, bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính do sự thiếu hụt lượng insulin trong cơ thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa đường từ đó gây tăng lượng đường huyết trong máu. 

Phân loại bệnh tiểu đường

  • Đái tháo đường typ1: Là hậu quả của sự phá hoại tế bào beta đảo tụy làm giảm số lượng insulin. Kết quả là người bệnh phải sử dụng insulin từ bên ngoài để duy trì chuyển hóa.
  • Đái tháo đường typ 2: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin, liên quan đến tình trạng kháng insulin hoặc rối loạn insulin.
  • Đái tháo đường thể đặc biệt khác: Đái tháo đường do chức năng tế bào beta đảo tụy bị khiếm khuyết, do gen, do bệnh lý nội tiết hay ngoại tiết khác, do thuốc hoặc các hóa chất.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Phụ nữ có thai tăng lượng đường huyết trong 3 tháng gữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, sau đó có thể trở về bình thường sau khi sinh con.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường như thế nào? 

Triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm triệu chứng của tăng glucose máu và triệu chứng của biến chứng do tăng glucose máu, cụ thể như sau:

Triệu chứng tiểu đường ở giai đoạn đầu

Người mắc bệnh tiểu đường thời kỳ đầu có dấu hiệu sụt cân
Người mắc bệnh tiểu đường thời kỳ đầu có dấu hiệu sụt cân

Các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường được biểu hiện bằng công thức “5 nhiều”: uống nhiều, tiểu nhiều, đói nhiều, gầy nhiều, mệt nhiều.

Thường xuyên cảm thấy khát, uống nhiều nước

Nồng độ glucose trong máu tăng làm áp lực thẩm thấu trong máu tăng, từ đó nước từ trong tế bào bị thiếu hụt nước gây cảm giác khát. Người bệnh cảm thấy cực kỳ khát, khát nước hơn mức bình thường và có tình trạng khô miệng, khô họng ngay cả sau khi đã uống nước.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Lượng đường trong máu tăng vì vậy cơ thể phải đào thải qua nước tiểu, áp lực thẩm thấu niệu tăng nên gây ra tình trạng đái nhiều. Bệnh nhân đi tiểu với tần suất nhiều hơn bình thường đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ.

Thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 20 phút hoặc thường xuyên đi vào ban đêm nhiều lần. Cũng nên chú ý bởi có thể do các tình trạng bệnh lý khác hoặc do ăn quá nhiều đồ hải sản hoặc các đồ gây đái nhiều.

Gầy nhiều, sụt cân nhanh

Lượng đường trong máu tăng đồng thời lượng đường trong tế bào giảm đi làm cho tế bào không đủ năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Các cơ quan khác như thận cũng phải tăng cường hoạt động để thải loại lượng đường thừa trong máu, tốn nhiều calo cơ thể.

Ngoài ra, việc không chuyển hóa được được khiến cho cơ thể phải tăng cường nhận năng lượng từ các nguồn khác như protid, lipid, tăng chuyển hóa acid béo làm bệnh nhân gầy đi và bị sụt cân nhanh chóng. Người bệnh có thể giảm từ 2-3kg chỉ trong vài tháng.

Đói nhiều, thèm ăn đồ ngọt

Cũng bởi vì lượng đường trong tế bào giảm mà người bệnh đang “hiểu lầm” cơ thể mình đang bị đói, cần thêm đường để tế bào hoạt động và có nhu cầu muốn được nạp năng lượng cho cơ thể, cảm giác đói thường xuyên có thể diễn ra cả ngày.

Bệnh nhân đặc biệt thích ăn khuya, thèm ăn đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường. Ngược lại điều này lại làm tình trạng bệnh nặng hơn khi lượng đường trong cơ thể tiếp tục không được chuyển hóa và tích tụ trong máu.

Mệt mỏi, dễ kiệt sức

Thiếu năng lượng cho tế bào khiến cho bệnh nhân trở nên mệt mỏi, dễ dàng kiệt sức dù không lao động nặng. Việc này cũng có thể làm bệnh nhân cáu kỉnh, khó chịu hơn bình thường.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tiến triển

Triệu chứng cấp tính

  • Hơi thở mùi trái cây
Người mắc bệnh tiểu đường thì hơi thở thường có mùi táo
Người mắc bệnh tiểu đường thì hơi thở thường có mùi táo

Do tình trạng rối loạn chuyển hóa gây nhiễm toan ceton làm hơi thở bệnh nhân có mùi ceton đặc trưng là mùi táo.

  • Hôn mê

Khi bệnh nhân mất quá nhiều nước tế bào, tăng áp lực thẩm thấu gây teo tế bào não làm bệnh nhân hôn mê.

  • Hoa mắt, chóng mặt, co giật

Do bệnh nhân không ăn, tập luyện quá sức hoặc sử dụng quá nhiều insulin khiến cơ thể bị hạ đường huyết đột ngột gây tình trạng hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi. Người bệnh cảm thấy cồn cào, run rẩy và đói. Ở hạ huyết áp trung bình người bệnh đau đầu, giảm chú ý, ngủ gà. Mức độ nặng gây co giật, mất cảm giác hoặc hôn mê.

Triệu chứng mạn tính

Lượng đường huyết tăng làm cho đường kết hợp với protein máu tạo phức hợp gắn vào thành mạch từ đó làm thành mạch dày lên, mao mạch tổn thương và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

  • Mờ mắt, có thể dẫn đến mù lòa

Lượng glucose tăng lên cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt làm giảm tầm nhìn, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Đây là một triệu chứng cần cảnh giác và quan tâm cẩn thận, tình trạng này có thể mù tạm thời hoặc mù vĩnh viễn.

  • Suy giảm chức năng thận

Thận phải hoạt động tăng cường thời gian dài để đào thải lượng đường đồng thời do áp lực thẩm thấu tăng trong thời gian dài cũng gây tình trạng thận suy giảm chức năng, hoạt động kém hiệu quả.

  • Rối loạn chức năng co bóp của ruột

Bệnh nhân có thể bị tình trạng tăng co bóp hoặc giảm co bóp gây tiêu chảy hoặc táo bón.

  • Tê bì, đau, mất cảm giác

Thần kinh bị hư hại làm bệnh nhân thường xuyên cảm giác tê rần ở chân tay dù trong tư thế nghỉ. Một số bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng ngứa da tay, da chân.

  • Nhiễm trùng

Lượng đường trong máu là điều kiện thuận lợi cho hệ vi khuẩn phát triển và ức chế đại thực bào di chuyển, làm yếu đi sức đề kháng của cơ thể, từ đó gây ra những nhiễm trùng dễ dàng hơn. Điển hình là tình trạng viêm nhiễm răng lợi, sinh dục, tiết niệu mạn tính, khó điều trị.

  • Rối loạn bàng quang
Người bệnh tiểu đường đái không tự chủ
Người bệnh tiểu đường đái không tự chủ

Người bệnh tiểu đường đái không tự chủ.

  • Tụt huyết áp tư thế đứng

Bệnh nhân cảm thấy choáng váng khi chuyển đổi từ thế từ ngồi thành đứng do tình trạng dòng máu bị tắc hoặc bị cản trở tống máu lên não.

  • Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch

Bệnh nhân gặp các biểu hiện của tăng huyết áp như đau đầu, đánh trống ngực, chóng mặt cũng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Một số trường hợp gây đột tử. Các tình trạng này xuất hiện tỉ lệ nhiều hơn so với người không mắc bệnh đái tháo đường.

  • Tổn thương xương, khớp

Tiểu đường thúc đẩy cũng như làm nặng thêm các bệnh về xương khớp. Người bệnh hay gặp các tình trạng như viêm, đau khớp vai, loãng xương. Cảm giác xương giòn và dễ gãy hơn bình thường. Cũng có thể một số trường hợp do bệnh nhân bị giảm thị lực hoặc hạ đường huyết đột ngột gây nên tình trạng gãy xương khi đi lại.

  • Da khô

Tế bào thiếu nước làm da trở nên khô, dễ bị tróc, các tổn thương về da xuất hiện nhiều hơn về sau.

  • Bệnh lý bàn chân
Bệnh lý bàn chân là một triệu chứng của tiểu đường mãn tính
Bệnh lý bàn chân là một triệu chứng của tiểu đường mãn tính

Tuần hoàn đến các bàn chân kém, thiếu dinh dưỡng tại các tế bào. Việc tắc mạch khiến cho kháng sinh và bạch cầu không đến được vị trí tổn thương, làm cho tình trạng nhiễm trùng dẫn đến chân bị chai cứng, mất cảm giác, sờ nộm, dày lên dần rồi vỡ ra tạo vết loét. Dễ bị lan ra nhiễm trùng, động mạch tắc hẹp do đó buộc phải cắt cụt chân. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

Xem thêm: [NGUY HIỂM] Các biến chứng tiểu đường ở chân và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng cận lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng có thể không xuất hiện trên bệnh nhân
Các triệu chứng lâm sàng có thể không xuất hiện trên bệnh nhân

Các triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện hoặc không trên các bệnh nhân vì vậy việc chẩn đoán cận lâm sàng là một bước xác định mắc bệnh tiểu đường hay không để được hỗ trợ phù hợp.

Đường huyết lúc bình thường trong cơ thể là khoảng 3.9-5.5mmol/L vì vậy người ta dựa vào chỉ số trên, làm nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

  • Tiền đái tháo đường: Đường huyết lúc đói 5.6-6.9mmol/L; đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp glucose 7.8-11.0mmol/L; chỉ số HbA1c 5.7-6.4%.
  • Đái tháo đường: Đường huyết lúc đói hơn 7.0mmol/L; đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp glucose vượt 11.1mmol/L hoặc đường huyết đo lúc bất kỳ vượt 11.1mmol/L kèm các triệu chứng của tăng đường huyết; HbA1c vượt 6.5%.

Xem thêm: Tìm hiểu các xét nghiệm tiểu đường | Chi phí và địa chỉ làm xét nghiệm

Khi nào cần đi khám khi nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường

Khi nào cần đi làm các xét nghiệm bệnh tiểu đường
Khi nào cần đi làm các xét nghiệm bệnh tiểu đường

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng trên nghi ngờ mình đang mắc phải bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường. Hơn hết bệnh tiểu đường thường không hiển thị bất kỳ triệu chứng nào lúc đầu và phần lớn mọi người đều không hay biết về tình trạng của mình cho đến khi bệnh diễn biến xấu và biểu hiện rõ các triệu chứng. Vì vậy, việc khám định kỳ dù bạn không có biểu hiện nào điển hình hoặc các triệu chứng không rõ rệt cũng là một việc cần thiết.

Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Các biểu hiện của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện rất sớm hoặc đối với một số người thì không xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy thì các biến chứng của bệnh tiểu đường đã xuất hiện ngay thời kỳ đầu của bệnh. Nguyên nhân chính là do lượng đường huyết trong máu cao dẫn đến các rối loạn về chuyển hoá.

Diatarin là thực phẩm chức năng có tác dụng điều hoà đường huyết ở người bằng việc ứng dụng công nghệ đích. Việc điều hoà đường huyết từ những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường giúp ngăn tiến triển của bệnh tiểu đường.

Diatarin - Niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Các đánh giá của Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra tác dụng của Diatarin còn tương đương Diamicron – một loại thông dụng trong điều trị bệnh tiểu đường hiện nay, với cơ chế không phụ thuộc insulin.

Theo như thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường bị chết do biến chứng về tim mạch. Trong Diatarin có chứa thành phần Rutin, Quecertin được chiết xuất từ thiên nhiên thì các biến chứng của bệnh tiểu đường được hạn chế, giảm thiếu các nguyên nhân dẫn tới tử vong do biến chứng tiểu đường.

Hy vọng với các thông tin vừa rồi bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường đồng thời nắm chắc các triệu chứng của bệnh để có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển lên để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như những người thân trong gia đình.

Kiến thức tiểu đường
10+ Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở các giai đoạn bệnh khác nhau
Bài viết
10+ Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở các giai đoạn bệnh khác nhau
Mô tả
Các triệu chứng bệnh tiểu đường có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm, hơn nữa các biểu hiện cũng hết sức bình thường và khó nhận ra nếu không chú ý khiến cho việc nhận biết khả năng mắc bệnh trở nên khó khăn.
Tác giả
Thương hiệu
Diatarin
Logo nhà xuất bản
Bài trướcTìm hiểu các xét nghiệm tiểu đường | Chi phí và địa chỉ làm xét nghiệm
Bài tiếp theoChỉ số đường huyết của một số thực phẩm người bị tiểu đường nên biết
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường