[Hướng dẫn] Phương pháp giảm cân hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

0
1053
Giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường
Giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính. Tỉ lệ người mắc đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo dự báo của các chuyên gia, số người mắc căn bệnh này trong 25 năm tới có thể tăng gấp đôi hiện tại. Do đó, việc phòng tránh và ngăn ngừa những biến chứng của nó là rất quan trọng. Bài viết dưới đây của Diatarin sẽ thông tin đến các bạn phương pháp giảm cân cho người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính, đặc trưng bởi các biểu hiện 4 nhiều: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều do lượng đường trong máu tăng cao quá mức mà Insulin không đủ hoặc hoạt động không/kém hiệu quả.

Bệnh tiểu đường hiện nay có 2 type đặc trưng: Tiểu đường type 1 phụ thuộc Insulin và type 2 không phụ thuộc Insulin.

Tại sao người mắc bệnh tiểu đường phải giảm cân?

Đa số người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có thể trạng thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh tiểu đường. Nó được đánh giá bởi số đo vòng bụng của người bệnh. Đối với nam, vòng bụng từ 90cm trở lên, ở nữ vòng bụng từ 80cm trở lên là có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Mặt khác, đối với những người béo phì, cơ thể có xu hướng đề kháng Insulin.

Bình thường, tinh bột đưa vào cơ thể sau khi được chuyển hóa thành Glucose sẽ đi vào máu. Nhờ có Insulin, lượng Glucose này sẽ được vận chuyển vào trong tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Tại sao người mắc bệnh tiểu đường phải giảm cân?
Tại sao người mắc bệnh tiểu đường phải giảm cân?

Đối với người béo phì, tỉ lệ mỡ của cơ thể tăng lên rất nhiều làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa và vận chuyển Glucose. Điều này được cho là do ở người béo phì sẽ sinh ra các chất có khả năng đề kháng với Insulin của tuyến tụy. Vì thế, hoạt tính của Insulin sẽ giảm đáng kể, từ đó làm giảm lượng Glucose được vận chuyển vào tế bào khiến nồng độ Glucose trong máu luôn duy trì ở mức cao.

Tiểu đường là căn bệnh gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hóa bao gồm chuyển hóa Carbohydrate, Protein và Lipid. Do vậy, bệnh tiểu đường và các bệnh lý chuyển hóa khác luôn có quan hệ qua lại lẫn nhau. Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và ngược lại, người mắc bệnh tiểu đường đa số đều có rối loạn chuyển hóa Lipid. Giảm cân ở những người béo phì, thừa cân là cách hiệu quả nhất để hạn chế và dự phòng các biến chứng mà bệnh tiểu đường gây ra.

Vì thế, dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2 luôn phải song hành với việc giảm cân và duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Thay đổi lối sống để giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe ngay cả ở những người khỏe mạnh.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là phương pháp hiệu quả để hạn chế sự tích tụ mỡ thừa, tiêu hao năng lượng và có một sức đề kháng tốt. Theo khuyến cáo, nên tập thể dục ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Điều này đảm bảo lượng thức ăn chúng ta ăn hàng ngày có thể chuyển hóa hết thành năng lượng hoạt động.

Phần lớn lượng calo sinh ra nếu không được cơ thể sử dụng hết sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa – chính là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể, mà lượng mỡ này thường tập trung ở gan, vùng bụng, đùi, bắp tay… Điều đó giải thích cho việc tại sao những người ít vận động, lười  vận động lại hay gặp tình trạng béo bụng, tăng cân, béo phì.

Ngủ đủ giấc và thức dậy sớm

Giấc ngủ rất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày cao gấp 2 lần người ngủ đủ 7-8 tiếng. Tỉ lệ này cao gấp 3 lần ở người ngủ quá 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc không chỉ đề phòng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn giảm được nhiều tác hại xấu đối với cơ thể, duy trì trạng thái tâm lý luôn thư giãn, tỉnh táo, khỏe mạnh.

Thay đổi lối sống để giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường: Tập thể dục thường xuyên
Thay đổi lối sống để giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường: Tập thể dục thường xuyên

Không thức khuya

Thức khuya thường xuyên gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt. Buổi tối là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi sau 1 ngày hoạt động tích cực. Dạ dày cần thời gian để tiêu hóa thức ăn, gan, mật cần thời gian để nghỉ ngơi, hệ thần kinh cần hạn chế những kích thích mạnh mẽ…. Vì thế, hãy luôn đặt mình vào trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi sớm để bảo vệ sức khỏe và có sức đề kháng tốt.

Nói không với thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích

Thuốc lá, rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, ở những người hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng 44% . Tỉ lệ này là 61% ở những người thường xuyên hút trên 20 điếu thuốc một ngày. Rượu bia, chất kích thích trực tiếp ảnh hưởng tới các chuyển hóa của cơ thể, tăng khả năng mắc các căn bệnh mãn tính. Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Các bài tập hiệu quả nhất cho bệnh nhân đái tháo đường

Phương pháp giảm cân ở người mắc bệnh tiểu đường

Song song với việc thay đổi lối sống, người bệnh còn cần có phương pháp giảm cân phù hợp.

Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn là biện pháp quan trọng ở người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh cần xây dựng thực đơn hợp lý hàng ngày, cân đối nhu cầu của cơ thể với lượng thức ăn đưa vào. Ở người tiểu đường, mỗi ngày chỉ  cần cung cấp vừa đủ 1500Kcal.

  • Hạn chế thức ăn có nhiều tinh bột, đường: Hàm lượng Glucose trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường luôn ở mức cao, do đó cần phải kiểm soát lượng tinh bột và đường nạp vào cơ thể, vừa không để đường huyết tăng cao đồng thời hạn chế sự tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ dự trữ.
  • Ăn nhiều rau xanh và thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ cần thời gian dài hơn để tiêu hóa, đồng thời chứa ít năng lượng hơn so với các thực phẩm khác. Đây là loại thức ăn rất tốt cho người tiểu đường cũng như người cần giảm cân. Trong thực đơn giảm cân của mình, cần ít nhất 500g rau xanh mỗi ngày.
  • Nói không với bánh kẹo, đồ uống có gas: Các thực phẩm, đồ uống này có chứa rất nhiều đường, đặc biệt  là đường hóa học khó chuyển hóa. Khi sử dụng thường xuyên dễ gây tăng cân quá kiểm soát, đồng thời làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
  • Không ăn các loại trái cây nhiều đường: Các loại trái cây có nhiều đường bao gồm quả mọng, mía, xoài, mít, chuối, sầu riêng, trái cây sấy…
  • Hạn chế dung nạp chất béo, sử dụng dầu mỡ có nguồn gốc thực vật: Việc này sẽ hạn chế được sự tăng Cholesterol và Triglycerid, đặc biệt là sau bữa ăn, phòng ngừa biến chứng mỡ máu, gan nhiễm mỡ có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Mặt khác các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành… có chứa các acid béo no dễ chuyển hóa và ít tích trữ trong cơ thể hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm, cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng dễ tiêu hóa, ít tích lũy, không làm tăng cân.

    Thay đổi lối sống để giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường: Không thức khuya
    Thay đổi lối sống để giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường: Không thức khuya

Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Điều này có thể giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể không quá nhiều, mặt khác có thể duy trì mức đường huyết ổn định, không làm hạ đường huyết, giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Không được nhịn ăn để giảm cân

Việc nhịn ăn để giảm cân không được khuyến cáo ở bất kể đối tượng nào, nhất là trên bệnh nhân tiểu đường. Việc nhịn ăn hoặc giữ khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa có thể gây hạ đường huyết quá mức, dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Giảm cân là một quá trình đòi hỏi mọi người cần có sự kiên trì, chủ động và có phương pháp, mục tiêu phù hợp. Nếu thực hiện đúng, việc giảm 3-4kg mỗi tháng rất dễ đạt được.

Có chế độ tập luyện đầy đủ, hợp lý

Song song với thay đổi chế độ ăn, người bệnh cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp. Đối với người cao tuổi không thể thực hiện được các bài tập thể lực cường độ cao, nên đi bộ 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Thời gian cho mỗi lần đi bộ tối thiểu 1 tiếng.

Phương pháp giảm cân ở người mắc bệnh tiểu đường: Thay đổi chế độ ăn
Phương pháp giảm cân ở người mắc bệnh tiểu đường: Thay đổi chế độ ăn

Đối với các đối tượng khác, có thể tập một số bài tập thể lực, đạp xe, chạy bộ với cường độ tăng dần. Việc này sẽ làm tăng tiêu thụ lượng mỡ dư thừa của cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả. Các bài tập này nên thực hiện 2 lần một ngày, mỗi lần tối thiểu 1 tiếng.

Tập luyện thể dục thể thao nên duy trì đều đặn hàng ngày. Nếu đã giảm về cân nặng mong muốn, thay vì dừng tập, hãy thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng kết hợp đi bộ để duy trì tốt cân nặng, hạn chế tăng cân.

Xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

Giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin

Việc giảm cân có tác dụng rất tuyệt vời với những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài việc thực hiện các phương pháp giảm cân này, việc kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng góp phần hỗ trợ phần nào việc điều trị chứng bệnh này. Một trong số các sản phẩm đó là Diatarin.

Được nghiên cứu bởi Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam kết hợp cùng Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội và trường đại học Dược Hà Nội, Diatarin ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường rất hiệu quả.

Giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin
Giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin

Tác dụng của Diatarin đạt được tuyệt vời như vậy dựa vào yếu tố chính là công nghệ hướng đích, với thành phần chính là hệ GA-(Berberin – Curcumin).

Tác dụng ổn định đường huyết của công nghệ này được đánh giá là tương đương với tác dụng của Diamicron trên bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu này đã được kiểm chứng bởi Đại học Y Hà Nội.

Sản phẩm rất an toàn đối với người sử dụng khi không làm hạn đường huyết quá mức trên bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn cung cấp để bệnh nhân tiểu đường có cách thức giảm cân hợp lý, hiệu quả. Hi vọng, điều này sẽ góp phần giúp các bạn xây dựng được kế hoạch giảm cân an toàn đồng thời kiểm soát tốt lượng Glucose máu.

Bài trước[CẢNH GIÁC] Sự nguy hiểm của tiền tiểu đường mà có thể bạn không biết
Bài tiếp theoTiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường