[Hướng dẫn] Cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

    0
    927
    Cách đo đường huyết tại nhà
    Cách đo đường huyết tại nhà

    Đái tháo đường là bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng đường huyết tăng cao hơn mức bình thường, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, mắt, thận, chân tay và thần kinh.

    Do đó, đối với người bị tiểu đường, việc theo dõi hàm lượng glucose máu hằng ngày là việc làm cần thiết để kiểm soát tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây của Diatarin sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cách đo đường huyết tại nhà cho bệnh nhân đái tháo đường.

    Đôi nét về các chỉ số đường huyết bệnh nhân cần biết

    Chỉ số đường huyết (ký hiệu là Gl) cho biết lượng glucose trong máu của bệnh nhân tại thời điểm đo là bao nhiêu. Dựa vào chỉ số đường huyết có thể khảo sát sơ bộ những bệnh lý liên quan đến thông số glucose máu như đái tháo đường, hạ đường huyết… Những người có nồng độ glucose máu đo được thường xuyên cao sẽ có nguy cơ bị tiểu đường.

    Dựa vào thời điểm đo, chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại: đường huyết khi đói, đường huyết sau ăn 1 đến 2 giờ, đường huyết tại thời điểm ngẫu nhiên và thông qua chỉ số HbA1c. Ở người bình thường:

    • Chỉ số đường huyết lúc đói: Từ 70 đến 100 mg/dL (4.0 – 5.6 mmol/L)
    • Chỉ số đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ: Dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
    • Chỉ số đường huyết ở nghiệm pháp dung nạp glucose: Dưới 140 mg/dL
    • Chỉ số đường huyết trong xét nghiệm HbA1c: Dưới 5.7%
    • Chỉ số đường huyết ở phụ nữ mang thai: 70.9 mg/dL ± 7.8 (3.94 mmol/L  ± 0.43).

    Trong đó:

    • Chỉ số đường huyết khi đói: Được đo vào buổi sáng sau khi bệnh nhân đã ngủ đủ 8 tiếng, chưa ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào.

    Chỉ số đường huyết khi đói an toàn với người bình thường là dưới 100 mg/dL (< 5.6 mmol/l). Theo các bác sĩ nhận định, nếu con số này nằm trong khoảng từ 70 mg/dL (3,9 mmol/L) đến 92 mg/dL (5,0 mmol/L) thì cơ thể không có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường trong 10 tới.

    Đôi nét về các chỉ số đường huyết bệnh nhân cần biết
    Đôi nét về các chỉ số đường huyết bệnh nhân cần biết

    Chỉ số đường huyết khi đói là số liệu quan trọng để xác định tình trạng của bệnh nhân đái tháo đường.Từ đó có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    • Chỉ số đường huyết sau ăn: Được đo sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ. Ở người trưởng thành, chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 140mg/dL (dưới 7.8 mmol/L).

    Chỉ số này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: nếu khẩu phần ăn có nhiều đường, tinh bột (không mắc bệnh) có thể làm chỉ số đường huyết sau ăn không ổn định hoặc tăng lên ở những bệnh nhân đái tháo đường do insulin không gắn được glucose để đưa vào chu trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Chỉ số đường huyết sau ăn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chỉ số đường huyết khi đói khiến cả hai thông số tăng cao.

    • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): Chỉ số HbA1c thường được sử dụng để bác sĩ chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Chỉ số này có giá trị đánh giá cao vì không phụ thuộc vào tình trạng cơ thể dù đang đói hay no và vào thời điểm nào.

    Ở người bình thường, chỉ số HbA1c nằm trong khoảng từ 5,4 đến 6,2%.

    Khi chỉ số này giảm thấp, tức là bệnh nhân đang bị hạ đường huyết. Nếu tính trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não và thần kinh.

    Ngược lại, khi chỉ số HbA1c tăng cao vượt mức bình thường (trên 7%), bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.

    Xem thêm: 10+ Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ thực hiện

    Tại sao cần theo dõi đường huyết tại nhà?

    Việc theo dõi đường huyết tại nhà hỗ trợ cả bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình chăm sóc và điều trị.

    Thứ nhất, nắm rõ được chỉ số đường huyết ở mức độ cao hay thấp giúp phát hiện sớm các bệnh lý, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Từ đó đưa ra phương án điều trị, can thiệp thuốc kịp thời để đạt mục tiêu ổn định chỉ số đường huyết dài hạn như người bình thường.

    Thứ hai, việc theo dõi đường huyết tại nhà giúp người thân và bệnh nhân xây dựng một kế hoạch chăm sóc hợp lý, thay đổi chế độ ăn, hình thành nếp sống khoa học, giảm liều lượng thuốc điều trị. Giúp đánh giá hiệu quả quá trình chăm sóc, rèn luyện hằng ngày và đánh giá quá trình phối hợp điều trị của bệnh nhân.

    Tại sao cần theo dõi đường huyết tại nhà?
    Tại sao cần theo dõi đường huyết tại nhà?

    Đối với bác sĩ, việc theo dõi đường huyết tại nhà giúp:

    • Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đối với từng bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh, từ đó đưa ra những can thiệp, thay đổi kịp thời.
    • Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết: lối sống, suy nghĩ, tâm trạng, quá trình chăm sóc sức khỏe…

    Những người cần theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên

    Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà cần thiết với những người có sự thay đổi về lượng glucose trong máu. Trong đó, quan trọng hơn cả là những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường typ 1 và typ 2.

    Bệnh nhân đái tháo đường typ 1:

    • Cần theo dõi đường huyết của bệnh nhân đặc biệt ở những người dưới 30 tuổi, tiền sử gia đình có người bị mắc tiểu đường.
    • Bệnh nhân đái tháo đường typ 1 thường được đo đường huyết nhiều lần trong ngày vào các thời điểm: lúc đói (> 7 mmol/l), 2 giờ sau khi uống 75g glucose (>11.1 mmol/l), chỉ số HbA1c > 6.5%, sau ăn 1 đến 2 giờ, sau khi tập thể dục hoặc đường huyết ở thời điểm bất kỳ.
    • Ngoài ra, cần đo đường huyết của bệnh nhân khi có sự thay đổi trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh để xem xét hiệu quả của sự thay đổi nhân tố nào đó, đo thường xuyên hơn khi bệnh nhân bị ốm hay triệu chứng bệnh tăng cường.

    Bệnh nhân đái tháo đường typ 2:

    • Đo glucose máu lúc đói: vào buổi sáng sớm sau khi nhịn ăn và uống (chỉ uống nước lọc) trong thời gian từ 8 đến 12 tiếng.
    • Đo trước bữa ăn trưa và tối, sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ.
    • Đo vào lúc nửa đêm.
    Những người cần theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên
    Những người cần theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên

    Các trường hợp khác:

    • Khi cơ thể có sự thay đổi đường huyết: tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.
    • Thay đổi phương pháp điều trị hoặc một số thuốc đang dùng
    • Đối tượng có nguy cơ bị mắc đái tháo đường typ 1: gia đình có người bị tiểu đường, bệnh nhân bị phơi nhiễm với một số loài virus (Coxsackie, Rubella) hoặc sinh sống ở địa phương nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao.
    • Đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2: người trên 45 tuổi, người có chỉ số BMI > 23, bệnh nhân cao huyết áp.
    • Bệnh nhân tiểu đường có sự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục thể thao.
    • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
    • Người có tiền sử bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

    Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường

    Hướng dẫn tự kiểm tra đường huyết tại nhà

    Cách đo đường huyết tại nhà rất đơn giản, chỉ cần có đủ dụng cụ đo và tiến hành theo đúng hướng dẫn. Quá trình đo đường huyết gồm:

    • Bước 1: Chọn ngón tay và vị trí để lấy máu xét nghiệm: Chọn tay không thuận và ngón ít hoạt động nhất để hạn chế cảm giác đau. Thông thường lấy ở vị trí đầu ngón tay vì tại đây có chứa nhiều máu và máu lưu thông nhanh đến các cơ quan trong cơ thể.
    • Bước 2: Rửa tay thật sạch và lau khô:

    Nhằm loại bỏ các vi khuẩn và tạp chất làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Bước này đặc biệt cần thiết trong trường hợp đo đường huyết tại thời điểm bất kỳ hoặc đo sau bữa ăn – thời gian để vi khuẩn bám dính trên tay. Nên sử dụng nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn hoặc cồn 70 độ.

    Sau đó, lau khô nước hoặc cồn để không làm loãng dịch máu lấy ra dẫn đến sai số kết quả đo.

    Nhẹ nhàng xoa bóp đầu ngón tay để máu lưu thông dễ dàng.

    • Bước 3: Cắm que thử vào đầu máy đo đường huyết:

    Lưu ý thao tác nhanh chóng để tránh không khí hoặc hơi nước lọt vào hộp que thử làm ảnh hưởng đến các que thử khác.

    Hướng dẫn tự kiểm tra đường huyết tại nhà
    Hướng dẫn tự kiểm tra đường huyết tại nhà
    • Bước 4: Lắp kim lấy máu vào bút theo hướng dẫn:

    Điều chỉnh độ sâu của kim theo da bệnh nhân (dày, mỏng, trung bình), tránh để kim quá sâu hoặc quá nông vì có thể gây đau và không lấy được đủ lượng máu cần thiết.

    • Bước 5: Để tay thả lỏng, ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim đâm làm máu chảy ra thành giọt tròn trịa trên que thử (có thể nặn đầu ngón tay để máu chảy ra nhanh hơn).
    • Bước 6: Dùng bông hoặc khăn để cầm máu và chờ kết quả đo của máy:

    Lưu lại kết quả đo và so sánh với mức khuyến cáo. Nếu chỉ số đường huyết thấp hơn hoặc cao hơn, nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra lại. Không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ và các chuyên gia.

    Xem thêm: [Đánh giá] Top 8 loại sữa phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường

    Một sô lưu ý khi đo đường huyết tại nhà

    Để quá trình đo đường huyết đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần chú ý thêm những điều sau đây:

    • Ghi chép đầy đủ, rõ ràng số liệu, thời gian và các thông tin liên quan đến chỉ số đường huyết để tiện lợi cho quá trình đánh giá và giúp bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
    • Lựa chọn máy đo đạt chất lượng tốt để kết quả đo được tin tưởng tuyệt đối. Vệ sinh sạch sẽ máy đo sau mỗi lần sử dụng.
    • Que thử và kim thử chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, tuyệt đối không sử dụng lại để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
    • Thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để nhận được chỉ định và những lời khuyên cần thiết.
    • Tránh chỉ đo ở 1 đầu ngón tay duy nhất, đổi luân phiên giữa các ngón để hạn chế bị đau.
    • Rèn luyện thói quen đo đường huyết thường xuyên, định kỳ và cùng 1 thời điểm trong ngày giữa các lần đo khác nhau.
    • Kết hợp với việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, chế độ sinh hoạt hợp lý để thấy sự thay đổi giữa các lần đo đường huyết.
    Một sô lưu ý khi đo đường huyết tại nhà
    Một sô lưu ý khi đo đường huyết tại nhà

    Việc đo đường huyết tại nhà được thực hiện dễ dàng nhưng đòi hỏi sự chính xác và những lưu ý nhất định. Hy vọng rằng bài viết trên cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết và giúp bạn nắm rõ cách đo đường huyết tại nhà để có thể theo dõi sự thay đổi của glucose máu và quá trình hồi phục bệnh đái tháo đường.

    Bài trướcBệnh võng mạc tiểu đường: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị hiệu quả
    Bài tiếp theoChữa bệnh tiểu đường: Mục tiêu và các phương pháp đơn giản, hiệu quả
    admin
    Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường