Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường

    0
    1527
    Kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường
    Kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường

    Đái tháo đường là một bệnh lý liên quan đến việc tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết hoặc hoạt động của Insulin. Sự tăng đường huyết nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng của tim, mắt, thần kinh và mạch máu… Do đó, việc xây dựng một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là điều cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế những tiên lượng xấu có thể xảy ra. Trong bài viết này, Diatarin sẽ mang đến kế hoạch chắm sóc bệnh nhân tiểu đường hợp lý nhất.

    Nhận định mức độ tiểu đường của bệnh nhân

    Bình thường, lượng Glucose trong cơ thể luôn duy trì ở mức độ nhất định để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho tế bào và cáchoạt động hàng ngày của cơ thể. Chỉ số Glucose ở mức bình thường là 70 – 90 mg/dL (3,9 – 5,5 mmol/L).

    Trong bệnh tiểu đường (đái tháo đường), mức độ bệnh được nhận định thông qua các xét nghiệm điển hình và thông qua tiền sử bệnh.

    Các câu hỏi được đưa ra gồm:

    • Gia đình có người ai bị mắc đái tháo đường không? (bố, mẹ, anh chị em)
    • Chế độ ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày như thế nào?
    • Các dấu hiệu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
    • Có tiền sử bệnh tim mạch không?

    Qua thăm khám sơ bộ để thu thập thông tin về:

    • Cân nặng hiện tại.
    • Mắt có bị mờ, đục không?
    • Chỉ số huyết áp, nhịp tim như thế nào?
    • Có bị viêm da hay nổi mụn nhọt không?

      Nhận định mức độ tiểu đường của bệnh nhân
      Nhận định mức độ tiểu đường của bệnh nhân

    Qua các xét nghiệm cần thực hiện:

    Xét nghiệm đường huyết lúc đói:

    • Trên 126 mg/dl (7 mmol/l): chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.
    • Trong khoảng 100 – 125 mg/dl (5,6 – 6,9 mmol/l): chẩn đoán tiền đái tháo đường.

    Test dung nạp Glucose: thực hiện xét nghiệm sau khi bệnh nhân đã nhịn đói qua đêm ít nhất 8 tiếng. Đánh giá kết quả đường huyết sau 2 giờ:

    • Trên 200 mg/dl (11,1 mmol/l): chẩn đoán mắc đái tháo đường.
    • Trong khoảng 140 – dưới 200 mg/dl (7,8 – 11 mmol/l): chẩn đoán tiền đái tháo đường.

    Xét nghiệm nước tiểu.

    Xét nghiệm HbA1C.

    Xem thêm: [Đánh giá] Top 8 loại sữa phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường

    Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

    Mục đích: Nhằm cải thiện tình trạng bệnh, không để glucose máu tiếp tục tăng. Bệnh nhân có thể duy trì các chức năng, hoạt động cần thiết. Nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tối đa những tiên lượng xấu có thể xảy ra.

    Thay đổi cách ăn uống hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường
    Thay đổi cách ăn uống hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường

    Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tình trạng bệnh, các bệnh khác có thể kèm theo, điều kiện và môi trường sống, công việc và chế độ sinh hoạt… Các hoạt động bao gồm:

    • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh là giải pháp hàng đầu nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn. Các chất dinh dưỡng cần có là:
    • Giữ lượng carbohydrate (carbs) ở mức độ hợp lý: Gồm cả bữa chính và bữa phụ hằng ngày. Các thực phẩm có chứa nhiều carbs đó là cơm, bánh mì, ngũ cốc, trái cây, sữa chua,… Hạn chế tối đa việc ăn quá nhiều đồ ngọt, chiên rán như kẹo, đồ ăn nhanh – đây chính là nguyên nhân quan trọng làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Kiểm soát tốt lượng carbs trong cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và đạt đến chỉ số mà bạn đã đặt ra.
    • Tăng cường bổ sung thêm chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây… Vì đây đều là các thực phẩm ít chất béo và calo. Do đó, làm giảm bớt cơn thèm ăn đồ ngọt, cơn đói bụng trước giờ ăn và hạn chế việc cơ thể bổ sung thêm các chất chuyển hóa nhanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không nên chỉ ăn các thực phẩm mà cắt tất carbs, tinh bột… vì cơ thể sẽ thiếu dưỡng chất, cân nặng càng giảm hơn.
    • Hạn chế việc sử dụng mỡ động vật: Vì mỡ động vật là chất béo bão hòa, làm tăng thêm hàm lượng cholesterol ở người đái tháo đường và gây nên những biến chứng về tim mạch, huyết áp.
    • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày: Các hoạt động thể chất hỗ trợ rất nhiều quá trình điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Việc vận động thường xuyên làm giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp và giảm hàm lượng Cholesterol mà cơ thể đang dư thừa. Đồng thời, tập thể dục còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, giảm stress, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy cùng với bệnh nhân thực hiện một vài bài tập đơn giản, dễ dàng như:
    • Đi bộ: Các chuyên gia đã nhận định: đi bộ từ 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm đường huyết, do đó rất cần thiết cho những người bị tiểu đường. Bệnh nhân đái tháo đường nên đi bộ ít nhất 30 phút/1 ngày và tối thiểu 4 buổi/tuần, sau đó có thể tăng cường độ và tần suất để cải thiện lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi bộ còn giúp hạ huyết áp, tuần hoàn lưu thông, tinh thần lạc quan vui vẻ, tình trạng sức khỏe sẽ ngày càng tốt hơn.
    • Yoga: Nhiều bài tập của yoga sẽ giúp cải thiện chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Bài tập thở Kapalbhati, động tác Vajrasana, động tác Sarvangasana… sẽ massage lên các tạng trong ổ bụng, tăng lưu lượng máu cho cơ thể, kích thích hoạt động của tuyến tụy giúp tăng cường sản xuất insulin đang bị thiếu hụt ở một số bệnh nhân, cải thiện lượng đường trong máu.
    • Đạp xe: Bài tập này giúp tăng cường lưu lượng máu và tiêu thụ mỡ ở chân, giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể. Cơ thể được vận động nên tăng cường hoạt động tiết insulin của tuyến tụy và nhanh chóng hồi phục những tổn thương ở chân mà bệnh tiểu đường gây ra. Bên cạnh đó, đạp xe còn giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, giảm lượng đường trong máu, giảm nồng độ Cholesterol và giảm nguy cơ gây nên các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp.

    Cần nhắc nhở người bệnh vận động mọi lúc mọi nơi khi có thể, luyện tập điều độ, từ từ tăng dần cường độ và thời gian tập. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các chỉ số đường huyết, cholesterol, huyết áp để đảm bảo không vận động quá sức.

    • Vệ sinh cơ thể hằng ngày: da của người tiểu đường bị mất chức năng làm ẩm và tái tạo sau tổn thương nên da dễ bị khô, ngứa và nhiễm trùng. Cần nhắc nhở bệnh nhân duy trì một số thói quen sau đây:
    • Chăm sóc bàn chân: là việc làm vô cùng quan trọng, đặc biệt là với người cao tuổi. Các tổn thương dễ xảy ra nhưng khó lành lặn, đồng thời người tiểu đường lâu năm thường bị mất cảm giác đau nên đến khi thấy đau thì đã là những tổn thương rất nặng. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn chân, kẽ ngón chân, và kiểm tra xem chân có bị nhiễm trùng không. Phải nhắc nhở bệnh nhân mang dép, cắt móng chân thường xuyên.
    • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: tắm rửa kỹ lưỡng, vệ sinh răng miệng hằng ngày. Tắm bằng nước ấm để ngăn ngừa da bị khô, sử dụng xà phòng để diệt vi khuẩn trên cơ thể. Nhắc nhở bệnh nhân chải răng sạch sẽ sau bữa ăn, có thể dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải lông mềm để tránh chảy máu.

      Luyện tập thể chất với bệnh nhân đái tháo đường
      Luyện tập thể chất với bệnh nhân đái tháo đường

    Ngoài ra, cần theo dõi các chỉ số của bệnh nhân:

    • Theo dõi huyết áp, cân nặng, nhịp thở của bệnh nhân hằng ngày và ghi chép lại dưới dạng biểu đồ.
    • Theo dõi chỉ số đường huyết, đường niệu hàng ngày.
    • Theo dõi những vùng da dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, thường xuyên xoa bóp những vùng đó để máu được lưu thông
    • Theo dõi các triệu chứng toàn thân để tránh trường hợp đường huyết hạ quá nhanh.

    Xem thêm:[Chia sẻ] Chế độ ăn uống phù hợp với các bệnh nhân tiểu đường

    Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

    Quan sát tình trạng bệnh nhân sau một thời gian thực hiện kế hoạch chăm sóc.

    So sánh các chỉ số về đường huyết, đường niệu để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc thích hợp.

    Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
    Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

    Cần trả lời các câu hỏi:

    • Quá trình chăm sóc có đạt yêu cầu không?
    • Có hiệu quả đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân hay không?
    • Bệnh nhân có thực hiện theo các bước của quá trình chăm sóc?
    • Bước nào nên khắc phục hoặc bổ sung thêm?
    • Các biến chứng tiểu đường đã cải thiện chưa?
    • Cần bổ sung các giải pháp nào vào quá trình chăm sóc?

    Xem thêm:Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân

    Kiểm soát đường huyết bằng Diatarin

    Việc kiểm soát Glucose máu và giảm các biến chứng có thể xảy ra là ưu tiên hàng đầu trong đái tháo đường. Bên cạnh việc điều chỉnh một chế độ ăn uống, vệ sinh hợp lý, tập thể dục thường xuyên thì việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống biến chứng là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân.

    Diatarin là một sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị đái tháo đường, được nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất dây chuyền.

    Các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ hướng đích khi bào chế sản phẩm, nhằm chỉ tác động vào quá trình tân tạo glucose ở gan mà không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hệ hướng đích  [GA (Berberin – Curcumin)] là hệ chứa hai hoạt chất Berberin và Curcumin hướng tới tác dụng lên tế bào gan.

    Berberin là một alkaloid tự nhiên có trong các loài cây dược liệu như hoàng liên, vàng đắng, hoàng liên gai… Bên cạnh việc được sử dụng chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn, Berberin còn có tác dụng sinh học quan trọng khác đó là hạ đường huyết, hạ huyết áp, chống stress và chống nhiễm trùng.  Được bào chế dưới dạng các phân tử nano, Berberin kích thích quá trình đường phân làm tăng cường chuyển hóa glucose, tăng cường độ nhạy cảm với insulin ở người tiểu đường, giảm cholesterol và chống oxy hóa.

    Kiểm soát đường huyết bằng Diatarin
    Kiểm soát đường huyết bằng Diatarin

    Diatarin đã được đánh giá tác dụng tại Đại Học Y Hà Nội, có tác dụng tương đương Diamicron – một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tiểu đường. Diatarin hướng đích quá trình tân tạo đường, không phụ thuộc vào nồng độ Insulin trong máu, giúp đưa đường huyết về mức ổn định mà không gây hạ đường huyết quá mức (một tác dụng phụ nguy hiểm của các thuốc điều trị đái tháo đường).

    Ngoài ra, Diatarin còn được bổ sung thêm Rutin và Quercetin là các chất chống biến chứng. Rutin và Quercetin là các flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống quá trình oxy hóa mạnh. Rutin giúp tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, bảo vệ thành mạch dễ bị tổn thương ở những bệnh nhân đái tháo đường, do đó chống xơ vữa động mạch và đột quỵ. Hoạt chất này có tác dụng tăng cường chữa trị những lở loét ở da, bàn chân, loại bỏ cholesterol hàm lượng cao trong máu người tiểu đường. Quercetin có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa biến chứng tim mạch – nguyên nhân gây tử vong ở 80% bệnh nhân tiểu đường. Do đó, Diatarin trở thành sản phẩm luôn được ưa chuộng cho bệnh đái tháo đường.

    Bài trướcNguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu nhận biết
    Bài tiếp theoĐiều trị tiểu đường thai kỳ: Phác đồ, các cách hỗ trợ và lưu ý
    admin
    Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường