Insulin là gì? Tác dụng của insulin trong điều trị cho bệnh nhân tiểu đường

0
2517
Insulin
Insulin

Với những người đang bị đái tháo đường hay có người thân bị đái tháo đường kể cả type 1 hay type 2 thì có lẽ cũng không còn xa lạ gì với cái tên insulin – hormone duy nhất có khả năng làm giảm đường huyết, dành riêng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy insulin là gì? Insulin ảnh hưởng như nào đến cơ thể người? Cách dùng và liều dùng insulin ra sao với bệnh nhân đái tháo đường?…

Hãy cùng tìm hiểu về insilin qua bài viết dưới đây của Diatarin.

Insulin là gì?

Insulin với công thức hóa học là C257H383N65O77S6, gồm 51 acid amin tạo thành hai chuỗi polypeptide, nối với nhau nhờ cầu nối disulfua. Khi cầu nối này bị đứt, hai chuỗi polypeptide bị tách ra thì hoạt tính của insulin cũng sẽ mất.

Công thức hoá học của Insulin
Công thức hoá học của Insulin

Trong cơ thể, Insulin được sản xuất bởi tuyến tuỵ, các tế bào β của đảo tuỵ tiết ra. Insulin có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrate, mỡ ở mô và gan thành ATP – năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Tác dụng của Insulin với cơ thể con người?

Trong cơ thể, hormon insulin là hormon duy nhất có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu. Điều này này đạt được là do insulin đã tác động lên các quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein của cơ thể.

Tác dụng của Insulin lên quá trình chuyển hóa glucid (tinh bột)

Insulin có khả năng làm tăng dự trữ glycogen. Sau một bữa ăn chứa nhiều tinh bột và đường sẽ nhanh chóng làm cho nồng độ glucose trong máu tăng lên, từ đó kích thích tuyến tụy tiết ra insulin để vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào hoặc dự trữ dưới dạng glycogen nếu chưa cần sử dụng ngay. Glycogen thường sẽ được dự trữ ở gan và cơ. Khi nồng độ glucose trong máu giảm, insulin bị ức chế không tiết ra được thì lúc này glycogen sẽ phân ly thành glucose và giải phóng vào trong máu.

Bên cạnh đó, hormon insulin còn có khả năng ức chế quá trình tân tạo glucose (tân tạo đường) từ các acid amin của cơ thể.

Tác dụng của insulin lên quá trình chuyển hóa lipid (chất béo)

Hormon insulin sẽ tăng tổng hợp acid béo, sau đó đưa chúng tới mô mỡ.

Insulin làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid
Insulin làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid

Nếu thiếu đi insulin, quá trình vận chuyển acid béo đến mô mỡ bị ngưng, khiến cho acid béo bị tồn đọng lại, nồng độ acid béo trong máu sẽ tăng lên, từ đó dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bị đái tháo đường

Tác dụng của insulin lên quá trình chuyển hóa protein (chất đạm)

Hormon Insulin còn có khả năng tổng hợp protein và dự trữ ở đa số các tế bào của cơ thể. Nếu thiếu insulin sẽ làm giảm protein ở các mô. Điều này gây ra tình trạng gầy sút – nguyên nhân chính dẫn đến sụt cân nhanh ở bệnh nhân bị tiểu đường.

Thuốc insulin

Thuốc insulin
Thuốc insulin

Với những người bị bệnh tiểu đường kể cả là thiếu insulin (tiểu đường type 1) hay kháng insulin (tiểu đường type 2) thì đều phải bổ sung insulin vào cơ thể thường xuyên. Vì thế, insulin đã được bào chế nhân tạo để chuyên cung cấp cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Thuốc insulin có mấy dạng?

Thuốc insulin có rất nhiều dạng nhưng chỉ yếu chia làm 2 dạng chính là tác dụng nhanh và tác dụng chậm. Dạng tác dụng nhanh được dùng ngay trước bữa ăn để bổ sung lượng insulin vào cơ thể cho cân bằng với lượng carbohydrate sắp ăn vào. Dạng tác dụng chậm được dùng vào buổi tối để giữ cho nồng độ glucose trong máu không tăng cao quá trong nhiều giờ hôm sau.

Thuốc insulin được chỉ định dùng cho những trường hợp nào?

  • Điều trị thay thế với bệnh đái tháo đường type 1.
  • Điều trị bổ sung với bệnh đái tháo đường type 2.
  • Cấp cứu tăng đường huyết trong trường hợp hôn mê tăng đường huyết.
  • Truyền tĩnh mạch bổ sung dinh dưỡng với bệnh nhân bị kém dung nạp glucose.
  • Điều trị bệnh võng mạc tiến triển ở bệnh nhân đái tháo đường.

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

Chống chỉ định của thuốc insulin?

Không sử dụng thuốc insulin với bệnh nhân bị dị ứng với insulin bò, lợn hoặc với bất kỳ một thành phần nào có trong chế phẩm.

Thận trọng khi sử dụng thuốc insulin?

  • Mũi tiêm khi chọc phải vuông góc với mặt da, độ sâu vừa đủ, thay đổi vị trí tiêm liên tục và các mũi tiêm phải cách xa nhau.
  • Tiêm bắp thịt hay tiêm tĩnh mạch chỉ được sử dụng khi cấp cứu.
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi nồng độ glucose sau khi tiêm để điều chỉnh liều lượng và phân bố cho phù hợp.

Sử dụng insulin với phụ nữ có thai và cho con bú?

Sử dụng insulin cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng insulin cho phụ nữ có thai và cho con bú

Insulin vốn là một hormon tự nhiên, là thuốc hàng đầu để điều trị tiểu đường ở phụ nữ mang thai nhằm tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, nếu phát hiện mắc chứng tiểu đường thai kỳ thì người mẹ cần phải được điều trị bằng insulin và theo dõi chặt chẽ ngay lập tức càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Không được sử dụng insulin có khả năng gây miễn dịch cho phụ nữ có khả năng mang thai, tránh sự thay đổi đột ngột trong giai đoạn mang thai. Thay vào đó, với những trường hợp này nên dùng insulin từ trước khi thụ thai.

Ngoài ra, insulin không bị bài tiết qua sữa mẹ nên vô cùng an toàn cho cả bé mà mẹ trong giai đoạn đang cho con bú.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh & Các xét nghiệm

Tác dụng phụ của thuốc insulin?

Một số tác dụng phụ của thuốc insulin có thể gây ra:

  • Gây bầm tím, cứng da thịt tại vị trí tiêm
  • Teo mô mỡ tại vị trí tiêm
  • Làm nồng độ glucose xuống quá thấp dẫn đến mệt mỏi, ngất xỉu.
  • Hạ nồng độ kali máu
  • Hiếm gặp hơn là bị phát ban, ngứa tại vị trí tiêm hoặc toàn thân.

Các phản ứng tại chỗ kể trên sẽ giảm dần trong quá trình điều trị. Vì vậy, nếu gặp phải những hiện tượng trên, bạn không cần quá lo lắng. Nếu hiện tượng phản ứng thuốc quá mạnh thì bạn mới cần tìm đến bác sĩ điều trị để được khám và tư vấn kịp thời.

Cách dùng và liều lượng của thuốc insulin?

Cách dùng

Insulin thường được bào chế ở dạng tiêm dưới da, ít hơn là tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Ngoài ra, còn có thể tiêm dưới màng bụng với các trường hợp bệnh nhân thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú. Tuy nhiên, chỉ insulin hòa tan tác dụng ngắn mới có thể tiêm theo các con đường này.

Về loại insulin (insulin người hay động vật), dạng bào chế, đường dùng và số lần tiêm trong một ngày được lựa chọn và điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Insulin
Liều dùng thuốc Insulin

Với người lớn: Khởi đầu, liều tiêm của người lớn là khoảng 20 – 40 đvqt / ngày, sau đó tăng dần thêm 2 đvqt / ngày cho tới khi nồng độ glucose trong máu đạt đến ngưỡng mong muốn. Tổng liều insulin mỗi ngày không được vượt quá 80 đvqt.

Với trẻ em: Nếu được phát hiện sớm, tình trạng tăng đường huyết mới ở mức trung bình và không có ceton niệu thì liều tiêm dưới da đối với trường hợp này lag khoảng 0,3 – 0,5 đvqt / kg / ngày.

Liều lượng insulin tiêm vào cơ thể được giám sát và điều chỉnh thường xuyên tùy thuộc vào nồng độ glucose máu, lượng thức ăn, chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao của từng bệnh nhân trong từng thời điểm.

Bảo quản thuốc insulin?

Insulin có thể bảo tồn được ít nhất là 2 năm nếu bảo quản đúng cách. Với bột insulin, đựng trong các lọ kín, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào, để ở nơi có nhiệt độ từ -2 đến 80 °C. Với các chế phẩm insulin để tiêm thì phải được bảo quản trong tủ mát.

Trước khi lấy một liều thuốc ra tiêm cần phải đưa thuốc về nhiệt độ môi trường và lắc nhẹ trước khi rút.

Mua thuốc insulin ở đâu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh?

Hiện nay, thuốc insulin đã trở nên khá phổ biến do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên. Vì thế, bạn có thể tìm mua insulin ở các bệnh viện, các nhà thuốc lớn và uy tín ở Hà Nội hay TPHCM. Lưu ý trước khi mua, bạn nên tìm hiểu thật kỹ sản phẩm và cơ sở bán hàng để mua được với giá thành và chất lượng tốt nhất.

Thuốc insulin giá bao nhiêu?

Để tiện cho bệnh nhân sử dụng thì insulin hiện nay thường được đóng gói dưới dạng bút tiêm với hàm lượng 100 IU / ml. Về giá bán thì phụ thuộc vào từng khu vực và từng cơ sở, sẽ dao động trong khoảng 150.000 – 180.000 VNĐ / 1 cây.

Diatarin – Niềm tin của người tiểu đường

Diatarin hỗ trợ điều trị đái tháo đường nhờ ứng dụng công nghệ hướng đích, đây là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội. Hệ hướng đích có chứa Berberin và Curcumin gắn phân tử Glycyrrhizic acid hướng đích vào gan.

Tác dụng của Diatarin đã được ĐH Y Hà Nội đánh giá có tác dụng tương tự như Diamicron với cơ chế không phụ thuộc vào insulin, hướng đích chủ động quá trình tân tạo đường Glucose của cơ thể.

Diatarin - Niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Không những kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường một cách an toàn mà còn giúp người tiểu đường phòng ngừa cách biến chứng do chứa Rutin và Quercetin. Hai loại dược liệu này được biết với khả năng chống viêm hiệu quả.

Xem thêm: Các biến chứng bệnh tiểu đường Type 2: Dấu hiệu nhận biết, Phòng tránh

Kiến thức tiểu đường
Insulin là gì? Tác dụng của insulin trong điều hoà đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Bài viết
Insulin là gì? Tác dụng của insulin trong điều hoà đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Mô tả
Insulin là hormone duy nhất có khả năng làm giảm đường huyết. Insulin đã được bào chế nhân tạo để chuyên cung cấp cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường
Tác giả
Thương hiệu
Diatarin
Logo nhà xuất bản
Bài trướcThời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu? Cách phòng tránh?
Bài tiếp theoCây mật nhân chữa bệnh tiểu đường: Công dụng, cách dùng và lưu ý
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường