Glucose có là cái tên không còn xa lạ đối với mỗi người. Nó được biết đến là một loại đường được nhắc đến nhiều trong đời sống hằng ngày. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về công dụng cũng như tác dụng của nó đối với cơ thể con người hay chưa. Sức khỏe cả bạn sẽ ra sao nếu thiếu glucose trong người.
Những chỉ số về đường huyết cùng tình trạng tăng giảm đường huyết cho biết điều gì về tình trạng sức khỏe của bạn? Bài viết này Diatarin sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc của bạn về Glucose.
Nội dung
GLUCOSE LÀ GÌ? CÁCH CƠ THỂ TẠO RA GLUCOSE
Glucose là chất rắn không màu, vị ngọt có bản chất là một monosaccharide. Nó được sử dụng rất nhiều trong công nghệ thực phẩm hay hóa dược, sử dụng để điều chế ra những hợp chất khác. Tuy nhiên ứng dụng trong các sản phẩm cho sức khỏe thì glucose thường tồn tại trong các dung dịch được pha với nồng độ thích hợp để đưa vào cơ thể người.
Ngoài ra, glucose có rất nhiều trong các loại thực phẩm, thức ăn có thể kể đến như là cơm, gạo, bánh mì hay những đồ uống có vị ngọt, được con người sử dụng và đưa vào cơ thể hàng ngày. Khi vào cơ thể, những thực phẩm trên sẽ được hệ thống enzym trong cơ thể phân giải thành glucose, lưu hành trong máu.
Có thể nói glucose là chìa khóa cho sức khỏe của cơ thể.Sau khi ăn các thức ăn có chứa hàm lượng carbohydrate cao, nó bị phá vỡ bởi những mảnh nhỏ bởi một hệ thống chất hóa học gồm các enzym và các acid của cỗ máy tiêu hóa sau đó glucose được giải phóng, hấp thụ qua ruột và đi vào trong máu và đến gan. Tại đây những phân tử glucose này sẽ tham gia vào một chuỗi những quá trình để tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Việc di chuyển glucose vào trong tế bào được thực hiện bởi hoocmon insulin. Khi cơ thể gặp bất cứ rối loạn nào liên quan đến hoocmon insulin đều có thể gây những biến đổi mà tiêu biểu nhất có lẽ là căn bệnh đái tháo đường. Những người bị mắc căn bệnh này đều có lượng glucose trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Nguyên nhân là do hoocmon giảm đường huyết trong cơ thể là insulin.
Vì một số lí do khiến nồng độ hormon này giảm trong cơ thể khiến đường huyết không được kiểm soát. Khi đó gan với vai trò là một cỗ máy sản xuất và dự trữ glucose sẽ giải phóng các acid béo tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân nồng độ insulin vẫn ở mức bình thường nhưng nồng độ glucose trong máu vẫn cao. Điều này là do tính kháng insulin ở cơ thể người. Gan không nhận diện ra hoocmon insulin mà vẫn tiếp tục sản xuất ra những lượng glucose không phù hợp thì sẽ dẫn đến tình trạng tăng cao đường huyết.
VAI TRÒ CỦA GLUCOSE ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Như đã nói ở trên, glucose là một chất tuyệt đối không thể thiếu đối với cơ thể. Nguồn năng lượng chính dành cho mọi hoạt động của cơ thể đều do glucose cung cấp.
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể, tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động của tế bào cũng như được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen. Glucose khuếch tán tự do qua vách mao mạch vào gian bào. Điều này có thể giải thích được việc khi cơ thể bạn bị hạ đường huyết sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt thậm chí có thể bị ngất. Việc thiếu glucose trong máu trầm trọng sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu, mệt mỏi.
Khi lượng đường trong cơ thể vượt ngưỡng, nó sẽ kích thích cơ thể bài tiết ra hoocmon insulin làm tăng khả năng thèm ăn và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Một phân lượng glucose vào trong cơ thể được chuyển thành năng lượng cung cấp cho tế bào, phần còn lại được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen. Khi cơ thể thiếu hụt năng lượng thì glycogen sẽ qua một số phản ứng để chuyển lại thành glucose, từ đó bổ sung năng lượng cần có.
CHỈ SỐ GLUCOSE MÁU LÀ GÌ?
Chỉ số glucose hay còn gọi là chỉ số đường huyết trong cơ thể thể hiện nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số này thay đổi liên tục trong các thời điểm trong ngày, nó có thể tăng cao sau khi cơ thể nạp một lượng lớn thực phẩm có chứa nhiều glucose. Chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của bạn ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đường huyết.
Chỉ số đường huyết được kí hiệu là GI, phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau những bữa ăn có chứa hàm lượng đường bột cao. Có 3 mức độ của GI, đó là thấp, trung bình và cao. Dựa vào thông số này mà các chuyên gia sức khỏe có thể chẩn đoán bệnh nhân có bị tiểu đường hay không?
Nếu GI của bệnh nhân thuộc mức thấp thì bạn cần phải bổ sung nhiều thêm glucose, ăn nhiều những thức ăn có hàm lượng glucose cao, tránh để tình trạng suy nhược kéo dài. Nếu GI ở mức cao thì bạn cần xem xét chỉ số này được đo ở thời điểm nào. Nếu thời gian là sau các bữa ăn thì lượng đường sẽ cao hơn mức bình thường và nó sẽ nhanh chóng được cơ thể điều chỉnh và giảm xuống. Nếu chỉ số đường huyết của bệnh nhân quá cao ở thời điểm đói, kéo dài thì bệnh nhân có khả năng cao mắc đái tháo đường.
Như vậy đi kèm với một số biểu hiện của đái tháo đường, bạn có thể dễ dàng biết được rằng mình có bị mắc đái tháo đường hay không thông qua chỉ số đường huyết.
CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT BÌNH THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU?
Hiện nay người ta sử dụng 2 đơn vị để đo lượng đường trong máu, đó là mmol/L và mg/dL. Trong đó chỉ số của glucose tính bằng mg/dL =18 x chỉ số glucose tính bằng mmol/L.
Chỉ số này trong mỗi cơ thể người là hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc vào chế độ ăm, chế độ sinh hoạt cũng như trạng thái tâm lý cảm xúc. Tuy nhiên để đánh giá chỉ số đường huyết của một người thì người ta thường đo vào giai đoạn đói (sau bữa ăn 8 tiếng). Đây là thời điểm mà GI của bạn nhỏ nhất và phản ánh chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bạn. Ở người bình thường thì nồng độ glucose trong máu lúc đói sẽ vào khoảng 3.9 – 5.5 mmol/L tương đương với 70 – 100 mg/dL.
Nếu cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề như sốt, mất nước, nhiễm trùng, căng thẳng, tổn thương tâm lý, stress,… nồng độ Gl thường tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng này sẽ kéo dài trong một thời gian ngắn và trở lại bình thường nếu cơ thể bạn được hồi phục.
CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT THẤP THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ?
Khi chỉ số đường huyết ở mức dưới 3,9 mmol/L tương đương với lượng 70 mg/dL thì đường huyết của bạn đang ở mức thấp. Tình trạng nồng độ glucose trong máu xuống quá thấp có thể dẫn đến nguy hiểm, đi kèm với những biến chứng và biểu hiện cụ thể, gây huy hại đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh.
Khi chỉ số ở mức thấp, cơ thể xuất hiện những triệu chứng như:
- Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
- Tay chân xuất hiện tình trạng run rẩy.
- Đổ mồ hôi, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi.
Nếu nồng độ glucose xuống thấp dưới 2,9 mmol/L, hệ thần kinh của bệnh nhân có thể bị tổn thương gây ra tình trạng rối loạn cảm giác, chóng mặt, rối loạn vận động và rối loạn ngôn ngữ,… Thậm chí có thể rơi vào hôn mê.
CHỈ SỐ GLUCOSE BAO NHIÊU THÌ BỊ TIỂU ĐƯỜNG?
Để đánh giá một bệnh nhân có bị tiểu đường hay không, người ta dựa vào chỉ số GI được đo từ máu của bệnh nhân. Khi chỉ số GI của người bệnh thuộc một trong 3 trường hợp sau, bệnh nhân có thể được kết luận bị đái tháo đường:
- Chỉ số Glucose huyết lúc đó có giá trị vượt ngưỡng 126mg/dL tương đương 7mmol/L.
- Chỉ số Glucose sau khi thực hiện nghiệm pháp glucose ( người bệnh được bổ sung 75g glucose vào cơ thể và được đo đường huyết sau 2 giờ) có giá tri trên 200mg/dL tương đương 11mmol/L.
- Hay với việc xét nghiệm đường huyết bất kỳ, nồng độ glucose trong máu vượt ngưỡng 200 mg/dL tương đương với 11mmol/L.
Một số lưu ý khi đo chỉ số Glucose trong máu:
- Nếu chỉ chẩn đoán việc bạn có bị bệnh đái tháo đường thì bạn chỉ cần thực hiện 1 trong 3 xét nghiệm trên có thể khẳng định được kết quả.
- Nếu người bệnh xuất hiện những biểu hiện đi kèm của bệnh đái tháo đường như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều thì cần xét nghiệm ít nhất 2 trong 3 chỉ số đã nêu ở trên.
- Nếu chỉ số GI của người bệnh vượt ngưỡng chỉ số Glucose bình thường tuy nhiên chưa đạt đến mức bị bệnh đái tháo đường thì có thể họ đang ở giai đoạn tiền tiểu đường hoặc đơn giản đó chỉ do tình trạng xuất hiện ngắn trong cơ thể và có thể trở lại bình thường mà không cần phải can thiệp của thuốc.
TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐƯỜNG HUYẾT TĂNG CAO
Việc đường huyết thay đổi không theo quy luật trong mỗi cơ thể là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đường huyết luôn ở trạng vượt ngưỡng cho phép thì sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Lượng glucose cơ thể trong cơ thể tăng cao khiến cơ thể phát ra tín hiệu tiết nhiều insulin để làm giảm lượng đường này xuống. Tuy nhiên, việc duy trì nồng độ GI luôn ở mức cao khiến tuyến tụy phải liên tục sản xuất insulin, dẫn đến việc tổn thương tuyến tụy, làm giảm tiết insulin. Insulin giảm khiến lượng đường tiếp tục tăng mà không được kiểm soát. Tình trạng bệnh diễn ra ngày càng trầm trọng và gây ra những biến chứng lên các cơ quan khác. Tác động đầu tiên của tiểu đường là làm xơ cứng mạch máu và gây tăng huyết áp. Từ đó làm tổn thương một loạt các cơ quan và những vấn đề nghiêm trọng như:
- Khi đường huyết tăng cao dẫn đến việc hôn mê, tăng áp suất thẩm thấu. Nếu không có biện pháp cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
- Mạch máu ở thận bị tổn thương dẫn đến tổn thương ở thận, suy thận, nghiêm trọng phải sử dụng đến biện pháp lọc máu nhân tạo gây tốn kém.
- Nguy cơ xảy ra đột quỵ hay tai biến mạch máu não cao gấp nhiều lần người bình thường.
- Xơ cứng các mạch máu ở tim kèm theo huyết áp cao khiến tim phải làm việc quá tải, dẫn đến suy tim và nhồi máu cơ tim.
- Nồng độ glucose cao còn ảnh hưởng đến thị giác, làm suy giảm thị giác, thậm chí mù lòa.
- Ở nam giới, nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…
- Làm tổn thương các dây thần kinh, khiến người bệnh mất dần cảm giác đau ở các chi. Điều này rất nguy hiểm nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nhưng không phát hiện ra, dẫn đến tình trạng phải cắt cụt chi.
- Để lại một số vấn đề trên da như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm loét,…
- Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn bình thường.
Xem thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM KHI GLUCOSE TRONG MÁU TĂNG CAO?
Tác hại của việc glucose cao trong máu là vô cùng nguy hiểm. Việc giảm và ổn định nồng độ đường huyết là việc làm cần thiết và quan trọng để ngăn cơ thể mắc phải những biến chứng nghiêm trọng khác của những người ở giai đoạn tiểu đường hay tiền tiểu đường. Về phía người bệnh, cần phải thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt hàng ngày, kết hợp với liệu pháp điều trị của bác sĩ, từ đó sẽ có những biến chuyển tích cực.
- Trong chế độ ăn, nên hạn chế ăn tinh bột, những thực phẩm chứa carbohydrate như cơm, bánh mì, bánh kẹo,…
- Ăn nhiều những thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao, làm chậm quá trình tiêu hóa của cơ thể cũng như ngăn cơ thể hấp thụ một lượng lớn glucose trong một khoảng thời gian ngắn. Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo như gạo lứt, gạo nguyên cám, các loại rau củ, các loại hạt,…
- Tích cực hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như tăng cường khả năng tiết insulin của cơ thể từ đó làm giảm lượng đường huyết.
- Kết hợp sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết mà bác sĩ kê đơn cho. Lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng và cách dùng, Không tự ý thay đổi liều lượng cũng như bỏ thuốc.
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường
Theo như những thông tin trên thì đối với người tiểu đường thì việc kiểm soát lượng Glucose trong máu là vô cùng quan trọng. Nếu như chỉ số GI cao thì sẽ có rất nhiều tác hại đến sức khoẻ của cơ thể như hôn mê, tăng áp suất thẩm thấu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vọng. Còn đối với chỉ số GI quá thấp thì cơ thể sẽ mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
Với Diatarin thì việc điều chỉnh chỉ số GI về mức sinh lý bình thường một cách an toàn. Ứng dụng công nghệ hướng đích hỗ trợ điều trị đáo tháo đường, Diatarin là một sản phẩm được nghiên cứu nhiều năm bởi các nhà khoa học thuộc học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội.
Hệ hướng đích bao gồm chứa Berberin và Curcumin gắn phân tử Glycyrrhizic acid hướng đích vào gan. Berberin khi hấp thu vào máu sẽ gây tác dụng giảm đường huyết, giảm các lipid máu xấu và chống oxy hóa.
Cơ chế tác động của Diatarin là không phụ thuộc insulin, hướng đích chủ động quá trình tân tạo glucose của cơ thể. Với khả năng giảm đường huyết nhưng không gây hạ đường huyết quá mức.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu nhận biết
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ về Glucose và những ảnh hưởng của glucose đối với sức khỏe của con người. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn.