Theo nhiều nghiên cứu trong 10 năm trở về gần đây, các chuyên gia tại Việt Nam và trên thế giới đã chỉ ra rằng căn bệnh tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống của người hiện đại.
Căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và có diễn biến bệnh rất khó đoán biết. Do đó mà bản thân mỗi cá nhân cần hết sức chú ý tới sức khỏe của mình để sớm phát hiện ra những sự thay đổi trong cơ thể và đến cơ sở y tế kiểm tra kịp thời.
Từ đó, mọi người sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng tránh cũng như chữa trị bệnh. Sau đây Diatarin sẽ cung cấp một vài dấu hiệu bệnh đái tháo đường cho bạn đọc được biết.
Nội dung
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một vấn đề bệnh lý mô tả những rối loạn liên quan đến chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng chủ yếu của bệnh là lượng đường huyết trong máu khắp cơ thể tăng cao.
Nguồn gốc thông thường của vấn đề này là do nồng độ hợp chất insulin trong cơ thể không còn được ổn định. Nếu bạn là đối tượng mắc chứng đái tháo đường, bạn nên cố gắng kiểm soát lượng đường trong thực phẩm khi nạp vào cơ thể và thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể có nằm trong mức đủ an toàn cho sức khỏe hay không bằng các thiết bị y tế cầm tay hay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám trực tiếp.
Phương pháp mang tính đảm bảo cao hơn là phương pháp đến kiểm tra trực tiếp sinh tiết học, thông qua phương pháp này mà nồng độ glucose trong máu sẽ được phân tích bằng các trang thiết bị y tế công nghệ cao.
Chứng bệnh đái tháo đường sẽ được chia ra làm 3 loại: Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?
Mọi đối tượng đều có khả năng mắc đái tháo đường và mắc các thể khác nhau không giới hạn với riêng ai. Người bệnh có thể phát hiện một hay nhiều dấu hiệu liên quan đến bệnh đái tháo đường. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ hoặc đã chắc chắn thì người đó cũng nên đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị giúp giảm thiểu tình trạng bệnh.
Khi đến cơ sở y tế để kiểm tra, trong quá trình này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả các dấu hiệu mà bản thân phát hiện được kèm theo lịch sử mắc bệnh trong gia đình hay các chất dị ứng mà người bệnh nên tránh tiếp xúc. Dựa trên những thông tin mà bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ cho người đó thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn như:
- Dung nạp glucose đường uống (OGTT): Xét nghiệm này sẽ mất từ 2- 3 giờ của bệnh nhân. Mức đường huyết trong máu của người đó sẽ được phân tích vào thời điểm trước và sau khi họ uống một loại đồ uống có đường cụ thể nào đó.
- A1C: Xét nghiệm cho kết quả về lượng đường trong máu trung bình trong khoảng từ 2- 3 tháng qua. Khi thực hiện xét nghiệm này bệnh nhân không cần phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
- Xét nghiệm đường glucose trong huyết tương ngẫu nhiên: Người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm này vào bất cứ thời điểm nào mà không cần nhịn ăn.
- Đường huyết lúc đói (FPG): Trước khi thực hiện xét nghiệm này, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
Đái tháo đường là một trong những loại bệnh lý dễ phát triển nhanh và khó phát hiện nên khi đến thăm khám, dù là người có bệnh hay chưa có bệnh đều nên tìm hiểu từ bác sĩ những điều cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm hơn hay những điều sẽ giúp ích trong quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.
DẤU HIỆU BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Dấu hiệu chung chung
Thông thường, những dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường chủ yếu thể hiện ở nồng độ glucose, một loại đường trong máu, cao hơn nồng độ bình thường không nhiều. Những triệu chứng này có thể bộc lộ ít đến mức chúng ta khó mà phát hiện ra chúng.
Đối với nhiều bệnh nhân, những dấu hiệu này khó phát hiện và phát triển chậm, cho tới khi căn bệnh này đã chuyển sang cấp độ nặng hơn và khó cứu chữa hơn thì họ mới phát hiện ra những triệu chứng này và đến thăm khám.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì thật khó khăn trong việc điều trị, bởi vậy chúng ta cần chú ý tới sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu của bệnh để đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Những dấu hiệu bệnh ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thường diễn ra nhanh chóng trong một vài tuần hay ngắn ngủi hơn là một vài ngày. Triệu chứng đái tháo đường ở mỗi bệnh nhân và mỗi giai đoạn là tương đối khác nhau, song chúng cũng vẫn có một vài điểm chung khá giống nhau để có thể nhận biết như sau:
- Đi tiểu thường xuyên hơn và hay thấy khát nước hơn: Thông thường, đối với một người trưởng thành, tần suất của việc đi tiểu tiện sẽ giao động trong khoảng từ 4 đến 7 lần/ ngày (24 tiếng), nhưng với những người mắc bệnh thì con số này lại có thể cao hơn. Các bạn có đặt câu hỏi tại sao lại có sự thay đổi như vậy không? Câu trả lời đó là ở những người bình thường, cơ thể họ sẽ diễn ra quá trình hấp thụ glucose sau khi nó đi qua thận, nhưng với những người mắc bệnh thì loại đường này trong máu lại được đẩy lên cao, thận của những người này sẽ không thể đưa toàn bộ lượng đường trở lại. Từ đó, cơ thể của người bệnh sẽ đào thải ra nhiều nước tiểu hơn và cơ thể cũng mất đi một lượng lớn nước dự trữ. Cuối cùng, họ sẽ có tần suất đi tiểu nhiều hơn và họ sẽ nhanh khát nước hơn nên lượng nước nạp vào cơ thể cũng tăng lên.
- Thị lực đi xuống: Từ việc lượng nước trong cơ thể giảm xuống nên lượng nước dự trữ được phân phát đi các cơ quan trong cơ thể người bệnh cũng giảm xuống. Và một cơ quan cũng cần nước nhiều như mắt cũng suy yếu bởi tuyến lệ giúp cho các bào quan trong mắt không bị khô cũng thiếu nước, tròng kính sưng lên, mắt sẽ mờ và không còn khả năng nhìn rõ như ban đầu.
- Miệng khô khốc và da bị ngứa ngáy: Cũng xuất phát từ việc lượng nước thải ra ngoài cơ thể tăng dẫn tới lượng nước được dữ lại trong cơ thể cũng ít đi. Qua đó, những nơi thường được cung cấp nước như khoang miệng và da nay lại bị thiếu hụt nước nghiêm trọng. Và kết quả là miệng bị khô và làn da khô nứt nẻ, dễ bong tróc và ngứa ngáy.
- Đói và mệt: Thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể người bệnh lúc này sẽ được chuyển hóa hầu như toàn bộ thành đường glucose mà tế bào của họ sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng ở những người bệnh, lượng insulin dùng để hấp thụ glucose lại bị rối loạn nên glucose sẽ không được hấp thụ vào cơ thể. Và cơ thể sẽ thiếu năng lượng , do đó đói và mệt là không thể tránh khỏi. Đây cũng là một nguyên nhân mật thiết dẫn tới việc thiếu nước ở trên.
Dấu hiệu cụ thể
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường tuýp 1
Chứng bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường được phát hiện chủ yếu ở trẻ em và những người trẻ tuổi, mặc dù chứng bệnh này có thể diễn ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Các dấu hiệu có thể được bộc lộ ở trẻ em hay người trẻ tuổi có thể là:
- Sút cân không có kế hoạch: Do cơ thể người bệnh bị rối loạn chuyển hóa insulin nên việc hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể gặp khó khăn, nên cơ thể sẽ phải hình thành cơ chế đốt cháy mỡ thừa và cơ bắp để bù đắp phần năng lượng còn thiếu. Vì thế mà người bệnh có thể giảm cân mà không cần áp dụng chế độ ăn kiêng nào.
- Buồn nôn kèm ói mửa: Khi cơ thể người bệnh sử dụng cơ chế tiêu thụ mỡ thừa và cơ thay cho phần dinh dưỡng còn thiếu, cơ thể sẽ tạo ra ketone. Chất này tích tụ trong máu lâu ngày sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, tình trạng này còn được gọi là nhiễm toan đái tháo đường. Nếu người bệnh phát hiện cơ thể có dấu hiệu này thì nên đến thăm khám tại cơ sở y tế.
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường tuýp 2
Với chứng đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân có thể sẽ không phát hiện được các dấu hiệu bất thường rõ rệt, nhưng một vài dấu hiệu chung chung ở trên có thể báo hiệu cho bệnh nhân về tình trạng tiềm ẩn. Ở chứng bệnh này người bệnh chủ yếu phát hiện bệnh là nhờ đến thăm khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán ra bệnh. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ tiến triển trong thời gian dài và khó phát hiện. Bệnh cạnh các dấu hiệu nêu trên thì chứng bệnh này cũng được phát hiện qua các dấu hiệu khác như:
- Dễ bị viêm loét da hay vùng da có vết dao cắt lâu lành: Qua thời gian dài, lượng đường trong máu cao có thể gây tác động xấu tới lượng máu truyền trong mạch của người bệnh, hoạt động của các cơ quan và dây thần kinh do đó cũng suy giảm, hệ miễn dịch, kháng khuẩn và tuần hoàn máu trong cơ thể cũng suy yếu khiến cơ chế chữa lành vết thương yếu đi. Hơn thế nữa, do dây thần kinh suy yếu nên các cơ tay, cơ chân cũng dễ nhức mỏi theo.
- Nhiễm trùng nấm men: Cả nam và nữ khi mắc đái tháo đường tuýp 2 đều biểu hiện triệu chứng này. Nấm này là loại nấm men ăn glucose, vì người mắc tiểu đường thì lượng đường trong máu cao nên laoij nấm men này sẽ phát triển mạnh. Nhiễm trùng sẽ dễ dàng phát triển ở những vùng da có nếp gấp ấm và ẩm như: kẽ ngón tay, ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Khi sản phụ mang thai, lượng đường trong máu của họ sẽ cao và các triệu chứng thường bộc lộ không rõ ràng. Người bệnh sẽ khát nước nhiều hơn và đi tiểu thường xuyên hơn.
Xem thêm chi tiết về tiểu đường thai kỳ qua bài viết:
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh & Các xét nghiệm
YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ KIẾN BỆNH TĂNG NẶNG?
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng: Vì chứng rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể người mắc bệnh nên họ hay cảm thấy mệt mỏi và nguồn ham sống kém đi. Với đối tượng trong nhóm đái tháo đường tuýp chỉ đơn giản là thiếu insulin, nhưng ở bệnh nhân tuýp 2 còn kèm theo yếu tố bài tiết kém và lượng nước dự trữ thiếu hụt khiến người bệnh không còn sức lực để thực hiện sở thích cá nhân như ban đầu nữa.
Bên cạnh đó, cũng còn nhiều yếu tố khác khiến đái tháo đường có nguy cơ tiến triển như:
- Béo phì: Những đối tượng thuộc dạng thừa một lượng lớn trọng lượng cơ thể đặc biệt là bị béo bụng, thần kinh “trái táo”.
- Gen di truyền: Trong gia đình, nếu bố mẹ có mắc bệnh này thì con cái cũng dễ nằm trong diện có mắc bệnh hơn những gia đình khác. Đặc biệt là diện đái tháo đường tuýp 1.
- Người làm việc không có thời gian biểu cố định: Những người thường xuyên thay đổi thời gian làm việc giữa ngày và đêm lâu ngày sẽ tích tụ và làm tăng khả năng mắc đái tháo đường tuýp 2 tăng thêm 50% do rối loạn nhịp độ sinh học của cơ thể.
- Người hay bỏ bữa sáng: Việc bỏ bữa sáng dẫn tới đường huyết bị hạ thấp một cách bất thường, họ sẽ phải bổ sung thêm các bữa phụ bằng đồ ăn vặt chứa nhiều đường đơn để làm tăng lượng đường trong máu nhưng loại đường này được nạp bất ngờ với số lượng lớn vào trong cơ thể. Từ đó, đối tượng sẽ bị rối loạn đường huyết và sản sinh thừa insulin đột ngột gây bệnh cho cơ thể.
- Người có buồng trứng đa nang: Do đa nang buồng trứng dẫn tới mất cân bằng insulin. Ngoài kiểm soát đường huyết, insulin còn kích thích buồng trứng sản sinh ra nội tiết tố testosterone thừa ở nữ giới. Điều này gây hại cho buồng trứng và tuyến tụy, gây bệnh về đường tiểu đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2 cho phụ nữ.
- Người ngủ không đủ giấc: Khoa học đã chứng minh được rằng thiếu ngủ sẽ gây rối loạn chu kỳ thức ngủ tự nhiên và đồng hồ sinh học của cơ thể. Điều này khiến cho hormone gây ra stress là cortisol tăng lên và khiến lượng glucose trong cơ thể bị mất cân bằng.
- Người bị ngáy ngủ: Người mắc chứng ngáy ngủ nặng có khả năng mắc ngáy ngủ cao hơn 50% so với bình thường.
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THƯỜNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THEO LIỆU PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
Có nhiều liệu pháp khác nhau để điều trị căn bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, với người bệnh, việc theo dõi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và tình trạng bệnh là vô cùng quan trọng, bất kể họ mắc đái tháo đường ở thể nào, dù nặng hay nhẹ.
Với những người thuộc nhóm bệnh đái tháo đường tuýp 1, họ sẽ cần sử dụng thuốc tăng cường insulin trong suốt phần thời gian còn lại của cuộc đời vì cơ thể họ gần như đã mất đi khả năng tự tổng hợp và hình thành nên insulin.
Liệu pháp này thường đi kèm với việc rèn luyện thể thao và có chế độ ăn phù hợp. Còn với những người thuốc nhóm bệnh đái tháo đường tuýp 2, họ vẫn có khả năng kiểm soát tình trạng bệnh của bản thân thông qua việc thay đổi lối sống cũ là một phần căn nguyên dẫn đến bệnh, ví dụ như giảm thiểu thấp nhất việc sử dụng các đồ uống có cồn, năng tập thể dục,…
Họ cũng có thể sử dụng thuốc uống hay tiêm trực tiếp chứa các chất như insulin hay metformin, để kiểm soát lượng đường glucose trong huyết quản.
Với người bệnh đái tháo đường, việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng nhất là chú ý kỹ lượng đường trong máu, không để chỉ số này vượt ngưỡng cho phép. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh phải luôn kiểm soát lượng carbohydrate cũng như những thức ăn được chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, ăn vặt, ít chất xơ. Phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lượng đường trong máu.
Lời khuyên khá quan trọng với người bệnh mà bác sĩ luôn nhắc nhở, đó là khi nghi ngờ bản thân có bệnh trong người thì nên đến thăm khám ngay tại cơ sở y tế sớm nhất có thể để phát hiện bệnh sớm nhất hay kịp thời có những sửa đổi để phòng tránh bệnh kịp thời. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ vô cùng có ích cho quá trình điều trị của người bệnh. Mọi người không nên ngại ngùng khi nói ra bệnh lý của mìn với bác sĩ hay chuyên gia y tế.
Đối với từng thời điểm phát hiện bệnh mà người bệnh sẽ được bác sĩ lên kế hoạch trị liệu phù hợp, sau khi điều trị mà bệnh có tiến triển hay không suy giảm thì phác đồ ban đầu cũng nên được thay đổi.
CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
Căn bệnh đái tháo đường sẽ khó phòng ngừa trên mọi đối tượng, dù là nhỏ tuổi hay lớn tuổi, ở cả nam và nữ. Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển xấu lên giai đoạn đái tháo đường tuýp 2 bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và các hoạt động thể chất phù hợp. Ngoài ra, yếu tố di truyền hay một vài vấn đề rủi ro khác có thể làm tăng nguy cơ chuyển xấu của bệnh dù người bệnh đã cố gắng nhiều để cứu vãn bệnh tình của họ.
Trong khi người bệnh bị chẩn đoán là mắc bệnh thì họ vẫn thể có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc như ban đầu. Với họ, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị là vô cùng quan trọng nhưng điều đó không hề ngăn cản bạn tham gia hoặc tận hưởng cuộc sống vui vẻ hàng ngày như mong muốn.
Xem thêm: 10+ Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ thực hiện
Trên đây là những thông tin khá đầy đủ về căn bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường mà chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích nhiều cho quý bạn đọc và nhờ đó bạn sẽ có kế hoạch bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như phòng tránh rủi ro và sớm phát hiện bệnh. Chúc bạn đọc luôn giữ gìn được cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh.
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết của chúng tôi.