Bệnh tiểu đường ngày nay đang được kê vào tập hợp những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Căn bệnh tiểu đường type 2 có thể phát triển một cách nhanh chóng nhưng thầm lặng. Khi bệnh nhân phát hiện thường đã tới các giai đoạn nặng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy có những biến chứng tiểu đường type 2 nào? Diatarin sẽ chia sẻ cho các bạn qua bài viết này.
Nội dung
Bệnh tiểu đường Type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, nó làm Glucose trong máu tăng cao do cả hai nguyên nhân là khiếm khuyết tiết Insuline và cả về khả năng tác dụng của Insuline.
Hiện tượng tăng đường huyết mạn tính trong thời gian dài có thể gây nên nhiều rối loạn cho cơ thể như rối loạn chuyển hóa đường, Protein, chất béo làm tổn thương các cơ quan đặc biệt là tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu.
Trong các biến chứng này có thể chia ra hai nhóm chính là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.
Biến chứng cấp tính của đái tháo đường Type 2
Nhiễm toan Ceton
Nhiễm toan Ceton đái tháo đường là một hiện tượng bị nhiễm độc. Nguyên nhân do máu bị acid hóa kèm theo chứa nhiều Ceton. Đây là kết quả của những rối loạn chuyển hóa do bệnh nhân bị thiếu Insuline. Ở bệnh lý này, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tăng áp lực thẩm thấu máu
Khi lượng đường trong máu quá cao có thể làm nạn nhân hôn mê do áp lực thẩm thấu của máu tăng cao. Đây có thể coi là một trong những biến chứng nặng nhất, tỉ lệ tử vong nhiều nhất nên bệnh nhân cần phải được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Hạ đường huyết
Một bệnh nhân được chẩn đoán là hạ đường huyết khi lượng Glucose trong máu xuống <3,6 mmol/l. Nguyên nhân có thể là do sử dụng thuốc Insuline quá mức hoặc không ăn uống đúng khoa học hay không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, luyện tập cường độ cao, uống rượu nhiều.
Dấu hiệu để nhận biết trường hợp này là đói bụng cồn cào, run, bủn rủn chân tay, mệt mỏi, hồi hộp đánh trông ngực, vã mồ hôi… Nếu không được xử trí có thể hôn mê, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong.
Cách sơ cứu đơn giản mà hiệu quả cho người bị hạ đường huyết là cho bệnh nhân uống một cốc nước đường. Nếu ở mức độ nhẹ sẽ hồi phục lại như bình thường. Nhưng nếu bệnh nhân không hồi phục bạn cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu khẩn cấp.
Biến chứng mạn tính của tiểu đường Tuýp 2
Biến chứng tim mạch
Bệnh tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu náo, nhồi máu cơ tim gây ra nhiều biến chứng trong đó có liệt các chi, nửa người hoặc có thể tử vong.
Động mạch vành: Bệnh lý này là một biến chứng thường thấy ở người tiểu đường
Biến chứng thận
Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong đó có mạch máu tại thận. Việc này làm ảnh hưởng tới lưu lượng máu đến thận làm hạn chế hoạt động của thận, có thể dẫn đến suy thận. Đa số người mắc bệnh suy thận sẽ liên quan đến bệnh đái tháo đường. Việc duy trì đường huyết cũng như huyết áp ổn định ở mức bình thường sẽ góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh này.
Biến chứng thần kinh
Tổn thương dây thần kinh: Tất nhiên, việc ảnh hưởng đến các mạch máu sẽ dẫn đến ảnh hướng dây thần kinh do lượng máu không được lưu thông như bình thường. Biến chứng này xuất hiện rất phổ biến và thường sẽ có sớm ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh đái tháo đường típ 2 có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh trên toàn cơ thể nếu Glucose máu quá cao, không xử trí kịp thời.
Biểu hiện ở các chi: Bạn sẽ có cảm giác tê bì ở các chi. Hoặc có thể mất cảm giác hoặc rối loạn, đau, teo cơ, có thể xuất hiện các vết loét do thiếu dinh dưỡng. Nguy cơ lớn dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử phải cắt chi.
Tổn thương dây thần kinh sọ có thể làm bệnh nhân bị liệt mặt, sụp mí, lác trong.
Tổn thương dây thần kinh thực vật có khả năng dẫn đến liệt bàng quang, liệu dương hay rối loạn tiêu hóa, tình trạng nặng hơn có thể là nhồi máu cơ tim.
Biến chứng bệnh tiểu đường ở mắt: Đại đa số người bị bệnh đái tháo đường sẽ bị biến chứng về mắt dẫn đến giảm thị lực, có thể làm mù lòa. Lượng đường huyết cao liên tục kết hợp với huyết áp gia tăng và Cholesterole cao là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý võng mạc tiểu đường. Bệnh lý này có thể được tối giản bằng việc thường xuyên kiểm tra mắt và giữ Glucose trong máu ở mức ổn định.
Biến chứng tiểu đường ở chân
Biến dạng bàn chân: Việc tổn thương các dây thần kinh có khả năng dẫn đến ảnh hưởng các cơ ở chân. Lực của cơ thể tác động lên bàn chân không được đồng đều có thể khiến nó mất hình dáng ban đầu, gây biến dạng.
Bàn chân Charcot: Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu xương của chân, thậm chí nó có thể gãy bất cứ lúc nào. Mà trong nhiều trường hợp, các dây thần kinh cũng bị tê liệt nên người bệnh mặc dù gãy xương nhưng không hề hay biết và vẫn sử dụng chiếc chân gãy đó để di chuyển nên nó sẽ bị biến đổi.
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Đường huyết cao là một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển, kết hợp với việc hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nặng nề. Vì vậy rất dễ để các vết thương dù chỉ là nhỏ nhiễm trùng trong thời gian dài, lâu khỏi. Nếu không điều trị kịp thời có thể hoại tử và phải phẫu thuật.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Đối với bà bầu, đường huyết cao có thể làm thai nhi bị quá cân. Việc này sẽ có nguy cơ cao dẫn đến một số tai biến sản khoa ở người mẹ và em bé. Ngoài ra sau khi sinh, trẻ có nguy cơ cao bị hạ đường huyết đột ngội. Đối với việc phải thường xuyên tiếp xúc với đường huyết cao trong cơ thể người mẹ, đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hơn so với những đứa trẻ khác.
Ngoài các biến chứng trên, Glucose máu cao có khả năng làm tổn thương tới nhiều cơ quan khác của bé cũng như mẹ: xương khớp, não bộ, trí nhớ kém, các bệnh về da…
Bệnh tiểu đường Tuyp 2 có khả năng làm bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Căn bệnh này là bệnh mạn tính, kéo dài. Người bệnh luôn phải chung sống với nó cả đời.
Mặc dù bệnh tiểu đường chưa được thể được chữa khỏi nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát nó nếu apd ụng đúng hướng dẫn, lộ trình điều trị khoa học.
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường
Việc phải ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao và thăm khám sức khỏe thường xuyên là những việc không được quên đối với bệnh nhân tiểu đường nếu muốn giữ sức khỏe cho bản thân.
Trong thời gian điều trị, người bệnh không được tự ý thay đổi liều dùng hay sử dụng thuốc khác theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là hạ đường huyết do uống nhiều Insuline. Bệnh lý này có thể gây ra rất nhiều tổn thương trên cơ thể, đặc biệt là với thần kinh. Ngoài ra một số thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng không đúng cách rất dễ hại gan, thận, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Biến chứng đái tháo đường có khả năng làm ảnh hưởng xấu tới mọi cơ quan của người bệnh. Nhưng nếu bệnh nhân biết ý thức kiểm soát tốt lượng đường trong máu, kiểm soát ổn định một số bệnh lý cơ hội như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Bạn phải ý thức kiểm soát, phát hiện để xử trí kịp thời các biến chứng. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ, áp dụng chế độ ăn lành mạnh, vận động khoa học. Việc này góp phần rất lớn tới khả năng kiểm soát biến chứng của căn bệnh đái tháo đường sau này.
Theo nghiên cứu mới đây nhất, sau 10 năm, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường trong thế giới đã tăng lên rất nhiều, gấp 2 lần so với trước đó. Trước đó chỉ là 3%, sau 10 năm nó đã tăng lên thành 5,4% dân số thế giới đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2.
Nếu bạn không may mắc phải căn bệnh này, bạn cần luôn phải chăm sóc tốt cho bản thân. Các biến chứng của bệnh tiểu đường thực tế đã bắt đầu hình thành rất sớm, ngay từ khi căn bệnh mới tiến triển. Nhưng việc kiểm soát tốt lượng Glucose trong máu sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng của nó.
Diatarin là một sản phẩm vô cùng hiệu quả dành cho người đái tháo đường kể cả đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
Nhờ sự nghiên cứu tỉ mì, kỹ càng của các chuyên gia tịa iện Hàn lâm KH và CN, các dược sĩ tại khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, công nghệ hướng đích GA đã được bào chế thành công trên Diatarin – một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
Hệ hướng đích GA gồm hai thành phần chính là Berberin và Curcumin, được bào chế từ công nghệ siêu vi nano, kích thước các hạt nhỏ đến 50 – 70 nm. Berberin là một hoạt chất được chiết xuất từ cây vàng đắng, mới được nghiên cứu cho thấy Berberin khi được hấp thụ vào máu sẽ có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả, giảm một số Lipid máu xấu và có khả năng chống Oxy hóa.
Ngoài hệ GA, Diatarin còn chứa một số thành phần chống biến chứng khác như Rutin, Quecertin… có khả năng kiểm soát tốt các nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch – một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Hiệu quả mà Diatarin mang lại đã được nhiều chuyên gia đánh giá tương đương với tác dụng của Diamicron, trong đó có các chuyên gia của Đại học Y Hà Nội. Với tác dụng giúp giảm Glucose máu về mức như bình thường, Diatarin giúp hạn chế đáng kể biến chứng mà bệnh tiểu đường gây ra mà lại vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ.