Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân

0
1568
Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn được biết đến với cái tên khác là đái tháo đường đã là căn bệnh không quá xa lạ đối với con người. Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường là do rối loạn chuyển hóa glucid trong cơ thể, hoạt động của hoocmon Insulin giảm làm tăng nồng độ glucose trong máu một cách quá mức. Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại biến chứng nặng cho cơ thể. Vậy những biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm bạn có thể gặp phải là gì? Cùng Diatarin tìm hiểu trong bài viết sau.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Đái tháo đường được biết đến với 4 triệu chứng cơ bản là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều.

  • Đái nhiều: Lượng glucose trong máu tăng quá cao trong máu nhưng lại không được cung cấp cho tế bào do lượng insulin không đủ để thực hiện nhiệm vụ. Vì thế mà nó được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nồng độ glucose cao làm tăng áp suất thẩm thấu kéo theo nước đổ nhiều vào lòng mạch. Do đó bệnh nhân bị tiểu đường thường có lượng nước tiểu, dao động trong khoảng 5-7l/ngày. Trong nước tiểu sẽ thấy nồng độ glucose rất cao. Dân gian nhận biết bằng cách quan sát thấy kiến bu nước tiểu.
  • Uống nhiều: Việc đái nhiều kích thích lên trung tâm khát yêu cầu cơ thể bổ sung lượng nước đã mất dẫn đến việc uống nhiều nước để bổ sung lại.
  • Gầy nhiều: Lượng glucose bị thiếu hụt trong tế bào dẫn đến việc cơ thể chuyển hóa lipid và protid ở các mô mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, dẫn đến việc cơ thể bị gầy đi.

Đối với những bệnh nhân thuộc đái tháo đường typ 1, bệnh nhân thường bị sút cân một cách nhanh chóng, từ 5-10kg trong vài tháng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường

Đối với những bệnh nhân thuộc đái tháo đường typ 2, bệnh nhân bị sút cân một cách từ từ, không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh không phát hiện sớm được bệnh.

  • Ăn nhiều: Tế bào không được cung cấp glucose đầy đủ, dẫn đến việc luôn có cảm giác đói và thèm ăn. Từ đó kích thích bệnh nhân ăn rất nhiều.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như ngứa, tê bì chân tay, khô da, giảm thị lực,…Để xác định chính xác bệnh nhân có bị mắc tiểu đường, cần được xét nghiệm nồng độ glucose trong máu, định lượng HbA1c trong máu và một số thông số khác.

Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm, phụ thuộc vào mức độ của bệnh, loại bệnh cũng như biến chứng mà nó gây ra. Biến chứng bệnh đái tháo đường chia làm 2 loại là cấp tính và mãn tính.

Cơ chế, thời gian biến chứng cấp tính của đái tháo đường Typ 1 và Typ 2

Hạ Glucose máu

Ban đầu, lượng glucose trong máu của người bệnh rất cao. Tuy nhiên do bệnh nhân ăn kiêng cũng như sử dụng thuốc hạ đường huyết quá nhiều dẫn đến việc nồng độ glucose trong máu bị hạ thấp. Bên cạnh đó có thể do việc sử dụng rượu bia hay tập luyện quá sức mà không cung cấp đủ lượng đường cần thiết.

Hạ đường huyết gây ra một số triệu chứng trên cơ thể như:

  • Lời nói, cử chỉ chậm chạp.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Đói bụng, run cơ chân tay.
  • Cồn cào, vã mồ hôi,..

Nếu tình trạng glucose trong máu hạ quá mức cho phép có thể dẫn đến việc hôn mê. Đối với những bệnh nhân là người cao tuổi thì triệu chứng không thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể. Nếu xét nghiệm máu cho kết quả nồng độ glucose dưới ngưỡng 3,1 mmol/l thì được coi là hạ Glucose trong máu tiềm tàng và cần được xử lý kịp thời.

Biến chứng cấp tính của đái tháo đường Typ 1 và Typ 2: Hạ Glucose máu
Biến chứng cấp tính của đái tháo đường Typ 1 và Typ 2: Hạ Glucose máu

Nhiễm toan Ceton

Nhiễm toan Ceton là một biến chứng khác của căn bệnh tiểu đường. Do việc cơ thể thiếu insulin dẫn đến việc chuyển hóa lipid để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên việc chuyển hóa dở dang dẫn đến việc tăng nồng độ acid acetic, gây nhiễm độc do máu bị toan hóa.

Nhiễm toan Ceton thường được gặp trong các bệnh nhân bị mắc đái tháo đường typ 1.

Khi bị nhiễm toan Ceton bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau như:

  • Chán ăn.
  • Uống nhiều nước, nhanh khát nước.
  • Lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường.
  • Đau đầu, đỏ da, đau bụng.
  • Phân lỏng và nát. Đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Trong hơi thở của bệnh nhân có mùi ceton.

Khi xét nghiệm nước tiểu với những bệnh nhân này thường phát hiện ra nồng độ ceton cao. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng độc do nhiễm toan sẽ kéo dài, có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm toan Acid Lactic

Tế bào bị thiếu oxy trong quá trình chuyển hóa dẫn đến việc sản xuất quá nhiều acid lactic. Bên cạnh đó có thể do việc đào thải acid lactic của cơ thể bị giảm bởi các nguyên nhân từ gan, thận (suy thận, suy gan).

Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm Biguanide thế hệ 1.

Triệu chứng thường gặp của biến chứng này thường là:

  • Co cứng cơ
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Tăng quá trình thông khí

Nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xem thêm: Bệnh bạch biến – Biến chứng tiểu đường: Triệu chứng, Cách chữa trị

Biến chứng bệnh tiểu đường: Đau ngực nhiễm toan Acid Lactic
Biến chứng bệnh tiểu đường: Đau ngực nhiễm toan Acid Lactic

Biến chứng mạn tính đái tháo đường Typ 1 và Typ 2

Biến chứng về chuyển hóa

Các chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipid. Rối loạn chuyển hóa lipid gây ra xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến một loạt những biến chứng liên quan khác.

Biến chứng về tim mạch và hệ tuần hoàn

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường là tác động lên hệ tim mạch và hệ tuần hoàn. Đái tháo đường có nồng độ glucose trong máu tăng cao và dao động, do đó làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Huyết áp của bệnh nhân bị tiểu đường thường rất cao.

Ngoài ra, nó còn làm tổn thương động mạch, làm xơ cứng động mạch vành, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, để lại các di chứng trên cơ thể như liệt thậm chí có thể gây tử vong.

Biến chứng trên thận

Việc làm tổn thương các mạch máu nhỏ có thể dẫn đến những tổn thương đến thận, gây suy thận và làm giảm chức năng của nó biểu hiện ra ngoài các bệnh lý như xơ cầu thận, viêm đài bể thận, hoại tử u nhú thận,… Theo nghiên cứu, những bệnh nhân bị mắc tiểu đường thường mắc bệnh thận phổ biến hơn những người bình thường. Việc duy trì huyết áp và nồng độ glucose huyết có thể làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng về thận.

Biến chứng thần kinh

Đây được coi là biến chứng nguy hiểm gặp trên cơ thể con người, xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường.

Khi nồng độ glucose và huyết áp quá cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh. Từ đó dẫn đến một số hệ lụy khác như rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương hay một số chức năng khác.

Biến chứng tiểu đường ở chân

Tổn thương vùng thần kinh ngoại biên: Khu vực có thể bị ảnh hưởng nặng nhất là các chi đặc biệt là bàn chân. Biểu hiện của tổn thương vùng thần kinh có thể gặp là đau, ngứa râm ran, mất cảm giác vùng chi. Khi các chi có biểu hiện mất cảm giác có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng khi việc chấn thương ở các vị trí đó không còn được chú ý đến, từ đó dẫn đến nhiễm trùng nặng và có thể cắt cụt chi.

Theo một nghiên cứu thì những người bị đái tháo đường phải cắt bỏ chi cao gấp 25 lần so với người bình thường. Do đó mà những người bị tiểu đường nên phải được kiểm tra bàn chân thường xuyên, tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bên cạnh đó, tiểu đường làm tổn thương đến hệ thần kinh thực vật biểu hiện ở các triệu chứng như sau: Tụt huyết áp, vã mồ hôi, buồn nôn, lãnh cảm, rối loạn chức năng sinh dục, đại tiện tiểu tiện không tự chủ, phân ở dạng lỏng,…

Biến chứng bệnh tiểu đường: Chán ăn do nhiễm toan Ceton
Biến chứng bệnh tiểu đường: Chán ăn do nhiễm toan Ceton

Biến chứng về mắt

Biến chứng về mắt hay còn gọi là bệnh võng mạc do đái tháo đường. Biến chứng này gặp ở hầu hết ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bệnh gây ảnh hưởng đến mắt của người bệnh, làm giảm thị lực do nồng độ glucose và cholesterol tăng rất cao trong máu. Bệnh biểu hiện ở việc xuất tiết hay xuất huyết võng mạc,..

Nếu không được kiểm soát được huyết áp cũng như nồng độ glucose trong máu thì có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, thị lực liên tục bị giảm thậm chí có thể gây mù lòa. Do đó người bệnh nên được kiểm tra mắt ở mức độ thường xuyên cũng như duy trì nồng độ glucose và lipid trong máu ở mức độ bình thường hoặc gần như bình thường.

Biến chứng tiểu đường ở da

Bạn có thể gặp một số biến chứng khác trên da như:

  • Ngứa, nổi mụn nhọt.
  • Lòng bàn tay và bàn chân có màu vàng.
  • Hoại tử mỡ da.
  • Viêm da, nấm da,…

Một số biến chứng khác

Một số biến chứng trên phổi:

  • Viêm phổi.
  • Viêm phế quản.

Biến chứng lên hệ tiêu hóa:

  • Viêm dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón.
  • Rối loạn chức năng của gan.

Xem thêm: [NGUY HIỂM] Các biến chứng tiểu đường ở chân và dấu hiệu nhận biết

Biến chứng đái tháo đường ở nam giới

Ngoài những biến chứng chung ở những bệnh nhân bị mắc tiểu đường thì riêng với nam giới có một số hệ lụy riêng, biểu hiện ở việc rối loạn cương dương và các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu.

Rối loạn cương dương

Biểu hiện ở nam giới bị mắc đái tháo đường có thể bị mất khả năng cương cứng hoặc không thể duy trì cương cứng. Nguyên nhân có thể do lượng đường trong máu cao dẫn đến cao huyết áp, tổn thương hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

Theo nghiên cứu cho thấy thì rối loạn cương dương ở nam giới mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với nam giới không mắc tiểu đường. 89% nam giới bị đái tháo đường bị rối loạn cương dương.

Biến chứng tiểu đường ở chân
Hình ảnh: Biến chứng tiểu đường ở chân

Xuất tinh sớm

Cùng với vấn đề rối loạn cương dương thì nam giới cũng gặp phải vấn đề xuất tinh sớm khi quan hệ tình dục khi mắc bệnh đái tháo đường. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường ở phái mạnh.

Nấm dương vật

Việc nồng độ Glucose trong máu tăng cao có thể tăng khả năng nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục. Nhiều người không chú ý đến việc này dẫn đến việc nhiễm nấm nhiễm khuẩn ngày càng trầm trọng.

Mệt mỏi, đau tức ngực khi vận động mạnh

Nồng độ Glucose trong máu cao nhưng lại thiếu hụt nghiêm trọng trong tế bào dẫn đến việc tế bào thiếu năng lượng cho các chuyển hóa từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi cho cơ thể. Bên cạnh đó đái tháo đường gây cao huyết áp làm cho bạn có nguy cơ cao bị đau tức ngực hoặc là thiếu máu cục bộ đặc biệt khi tập thể dục.

Xem thêm: Bệnh võng mạc tiểu đường: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị hiệu quả

Biến chứng đại tháo đường phụ nữ thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, việc người mẹ mắc đái tháo đường hay có nồng độ glucose cao trong máu có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như làm thai bị quá cân dẫn đến những vấn đề về sinh nở, gây chấn thương cho trẻ và mẹ, làm giảm đột ngột nồng độ glucose trong máu. Việc trẻ bị phơi nhiễm trong tử cung của người mẹ với nồng độ glucose cao có thể làm trẻ dễ mắc đái tháo đường trong tương lai.

Do đó để hạn chế việc ảnh hưởng và biến chứng gây ra do đái tháo đường thì người mẹ nên đặt mục tiêu hạ lượng đường trong máu trước khi muốn có thai. Trong quá trình mang thai, tất cả người mẹ dù mắc typ 1 hay typ 2 đều phải kiểm soát lượng đường trong máu của mình một cách ổn định, đạt được mục tiêu nồng độ glucose để giảm thiểu ảnh hưởng xuống mức thấp nhất.

Biến chứng tiểu đường ở da
Biến chứng tiểu đường ở da

Biến chứng bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Trẻ em cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường, không chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên việc biểu hiện bệnh chưa rõ ràng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và biến chứng. Cũng như đối vơí những người lớn tuổi thì biến chứng của tiểu đường tác động lên hệ tim mạch, thần kinh, các cơ quan như gan, thận,.. gây nguy hiểm đối với cơ thể của trẻ nhỏ khi hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện.

Để ngăn ngừa các biến chứng cũng như phát hiện sớm được bệnh, phụ huynh nên đưa bé kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm quan trọng khi thấy có những dấu hiệu bất thường

Trên đây là những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường xảy ra ở typ 1 và typ 2. Hy vọng bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần.

Tài liệu tham khảo:

  1. Complications of diabetes. Link: https://en.wikipedia.org/wiki/Complications_of_diabetes
  2. About diabetes. Link: https://www.who.int/diabetes/action_online/basics/en/index3.html
Kiến thức tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân
Bài viết
Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân
Mô tả
Biến chứng bệnh tiểu đường gồm nhiều dạng khác nhau như giảm Glucose huyết, nhiễm toan Acid Lactic, Ceton,... có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng
Tác giả
Thương hiệu
Diatarin
Logo nhà xuất bản
Bài trướcCâu chuyện diatarin
Bài tiếp theoHạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách xử trí, phòng tránh
admin
Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường, Diatarin niềm tin cho người tiểu đường